Sunday, March 25, 2012

Vươn lên với nghề trồng rẫy

Nhờ chủ trương chuyển đổi cây trồng hợp lý, nhiều năm qua, bà con nông dân ở xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long có cơ hội vươn lên khá giàu.
Trên 200 ha diện tích canh tác và khoảng 680 ha diện tích gieo trồng hàng năm, Ngãi Tứ được mệnh danh là vùng trồng màu lớn nhất của huyện Tam Bình. Hiện nay, mỗi năm có hàng chục ha đất ruộng hoặc vườn kém hiệu quả được bà con mạnh dạn chuyển đổi sang trồng màu. Điều này cho thấy cây màu nơi đây đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế hấp dẫn đối với bà con.
Một lợi thế khác của vùng này là từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng rẫy, nên thương lái các nơi cũng tập trung về đây khá đông. Do vậy bà con trồng rẫy ở đây rất yên tâm về vấn đề tiêu thụ. Điều còn lại là việc chọn lựa cây trồng như thế nào, mùa vụ ra sao để đạt được giá cao nữa mà thôi.
Tuy năm nay mới ngoài 30, anh Phạm Hoàng Phong ở ấp Đông Thạnh, xã Ngãi Tứ đã có hơn 10 năm kinh nghiệm với nghề trồng rẫy, và anh cũng là người biết cách lựa chọn cây trồng cũng như thời điểm xuống giống sao cho đạt hiệu quả cao. Nhờ vậy mà những mùa rẫy đã qua, mùa nào anh cũng thu lời khá.
Tự nhận mình là người con của đất rẫy, từ khi lập gia đình riêng, anh Phong cũng chọn cho mình cách riêng để khắc phục hoàn cảnh quá khó khăn của gia đình. Cha mẹ nghèo, nên khi anh Phong ra riêng chỉ có được một nền đất thổ cư để ở, vốn liếng còn lại của hại vợ chồng chính là nghề trồng rẫy. Với anh Phong, có được cái nghề là đã quý. Cây trồng mà anh chọn canh tác hàng năm, đó là dưa hấu. Anh Phong chia sẻ, từ khi còn sống chung với cha mẹ, anh đã học được cách trồng dưa rồi. Nói chung nếu thời tiết không có gì trở ngại, thì chuyện thành công với cây màu này là trong tầm tay của anh.
Nhà không có đất, anh Phong đã tự bươn chải đi tìm đất thuê. Tùy khả năng lao động, tài chính thuê được bao nhiêu, thì anh nhận đất thuê bấy nhiêu.
Theo lời anh Phong chia sẻ, tính ra mỗi năm gia đình anh trồng quay vòng đất từ 3 đến 4 vụ màu. Trong đó có 2 đến 3 vụ dưa. Lợi nhuận thu được trên mỗi công đất có thể lên đến 10 triệu đồng. Anh cho biết, nhờ tích lũy qua nhiều năm, mà hiện gia đình anh đã có thể thuê gần 1 ha đất để trồng màu. Tất cả chúng đều tập trung gần nhau để anh và chị còn có thể thay phiên canh giữ, đồng thời có thời gian về nhà lo cho 2 đứa con đang trong độ tuổi đến trường.
Trong khi những gia đình không có đất sản xuất giống như hộ anh Phong thường trở thành hộ nghèo, hoặc cận nghèo, chờ Nhà nước hỗ trợ. Hoặc những hộ trẻ tuổi cũng thường sa đà vào những trò đỏ đen để cầu may hơn là tự mình lao động vươn lên. Với anh Phạm Hoàng Phong, tuy nhà nghèo, ít học nhưng vẫn nhận thức rất rõ “có lao động mới chiến thắng được nghèo khó, lao động mới mang lại giá trị thiết thực cho con người”.

Trồng hẹ hiệu quả cao

Ba công ruộng và một căn nhà nhỏ, là tài sản quý nhất của vợ chồng anh Phạm Văn Tàu ở ấp Hòa Phụng B, Thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang khi mới ra riêng. Mỗi năm 3 vụ lúa, lợi nhuận vài ba triệu đồng, đó là tất cả những gì vợ chồng anh cố gắng để xây dựng tổ ấm bé nhỏ của mình.
Vùng đất đã kém màu mỡ lại nằm trong điều kiện canh tác không thuận lợi, anh chị lại còn thiếu vốn nên gia đình cũng chỉ biết bám ruộng mà sống.
Tuy vậy, mơ ước vươn lên làm giàu với những mô hình mới không lúc nào rời khỏi suy nghĩ của anh. Một lần anh Tàu đến nhà người thân ở khác tỉnh, thấy người ta trồng hẹ thu lãi cao, vậy là anh không bỏ qua cơ hội học tập mô hình mới này.
Dù biết rằng, không ai truyền hết những bí quyết nghề nghiệp cho mình, nhưng anh Tàu vẫn nuôi niềm hy vọng là “mình sẽ thành công” và anh luôn chịu khó, tìm tòi, nhất là mạnh dạn tìm đến các kỹ sư nông nghiệp để xin được tư vấn. Dần dần những khó khăn trong quá trình canh tác lần lượt được khắc phục, rồi những luống hẹ cứ tươi tốt và sinh sôi ngày càng nhiều lên. Mảnh đất trống trước sân nhà không còn đủ để gia đình anh xoay xở nữa. Thấy vườn tre của cha mẹ bỏ hoang, kém hiệu quả, anh hỏi mượn mở rộng diện tích trồng hẹ.
Qua 4 năm canh tác, đến nay anh trồng được trên 1 công hẹ, mỗi tháng anh thu sản lượng từ 800 đến 1.200 kg, thu lãi gần 8 triệu đồng, một mức lãi khá cao. Nhờ vậy, gia đình anh đã nhanh chóng vươn lên.
Nếu ruộng đất ít, đa số những đôi vợ chồng trẻ như gia đình anh Tàu thường bỏ quê lên thành phố làm thuê, làm mướn. Nhưng với ý chí bám đất bám nghề, anh Tàu đã thành công trên chính mảnh đất quê mình. Thành tích Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện có lẽ là phần thưởng xứng đáng cho gia đình anh, và cả những cán bộ địa phương – những người đã cùng đồng hành với anh trên con đường vượt khó.
Sự thành công của anh Phạm Văn Tàu sẽ còn là nguồn động viên lớn để thanh niên nông thôn có cái nhìn lạc quan hơn, có niềm tin hơn với nghề nông –công việc tuy vất vả, nhưng nếu quyết tâm cao thì vẫn có không ít cơ hội làm giàu.

Saturday, March 17, 2012

Kỹ thuật trồng cây rau răm

 


Rau răm là loại cây thân thảo, cây sống hàng năm. Rau răm chủ yếu để làm gia vị.
Kỹ thuật trồng cây rau răm
Kỹ thuật trồng cây rau răm
1. Đặc tính thực vật:

Toàn thân rễ, lá vỏ đều có mùi thơm đặc biệt dễ chịu. Thân mọc bò, từ mỗi đốt mọc ra rất nhiều rễ. Trồng mau thân mọc thẳng đứng cao chừng 36 – 40 cm. Lá cân, mọc so le hình mác hay hình trứng mác, cuống ngắn. Lá có màu xanh nhạt, phớt tím màu huyết dụ rõ nhất là ở mép và chót lá.

Hoa mọc thành bông, hẹp, gầy, đơn độc hoặc xếp thành đôi hay thành chùm có ít nhánh. Quả nhỏ, 3 cạnh, hai đầu nhọn, bóng nhẵn.

2. Công dụng:

Người miền Trung ăn thịt gà xé bóp muối tiêu với rau răm, cùng với gừng tươi kèm ăn với trứng vịt lộn, làm rau thơm cho vào món cháo cá, cháo thịt gà, trộn với bắp cải để muối chua… Ngoài các công dụng đã nói ở trên người ta cho rằng rau răm có tác dụng làm dịu tình dục.

Ngoài ra, rau còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa rắn bằng cách hái 20 ngọn rau răm rã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn. Thường trong vòng 15 phút sau đỡ đau và sau 3 giờ hết sưng tấy. Rau răm còn được coi là một vị thuốc thông tiểu, chữa sốt chống nôn.

3. Kỹ thuật trồng trọt:

Trong vườn nhà nên chọn nơi gần nước ẩm, trồng bằng đoạn cành. Trồng ở diện tích lớn, đất cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống 1,2 – 1,5 m, rãnh 30 cm, luống dài theo thửa ruộng. Bón lót 20 -25 tấn phân chuồng + 300 – 400 kg phân lân (tính ra 1m2 bón 2 – 2,5 kg phân chuồng + 30 -40 kg phân lân). Trên luống xẻ hàng cách hàng 15 cm. Cây cách nhau 10 cm. Khi trồng cắt thành từng đoạn cành dài 12 -15 cm có khoảng 5 – 6 mắt, lấp đất khoảng 2/3 đoạn cành. Dận chặt gốc rồi tưới nước đủ ẩm. Tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa.

Rau răm giống đã cắt ra nếu chưa kịp trồng thì bảo quản chỗ râm mát, gốc xuống dưới, ngọn lên trên rồi tưới nước đều để rễ phụ đâm ra khi trồng chóng bén rễ, hoặc có thể giâm rau răm giống vào đất bùn ẩm sau đem trồng vẫn tốt.

Chăm sóc: Sau trồng 1 tuần đến 10 ngày rau răm đã bén rễ, lá xanh ở nách ở ngọn bắt đầu nhú ra thì nên tưới một đợt phân loãng. Dùng nước phân lợn pha loãng hay dùng phân urê với nồng độ 1% tưới vào gốc. Cứ 10 -15 ngày bón 1 lần. Các lần sau có thể dùng phân hỗn hợp NPK để tưới.

Để bảo đảm rau sạch, trước lúc thu hái nên ngừng bón 1 – 2 tuần, tốt nhất là chỉ dùng phân hữu cơ để bón cho cây.

4. Thu hoạch:

Vườn rau răm đã phát triển tốt, đâm nhiều chồi, lá vươn dài kín ruộng, cành nọ gối cành kia là có thể thu hoạch được. Có 2 cách:

- Cắt tỉa các cành dài đem bán

- Cắt luân phiên từng đám đem bán

Cần cắt sát gốc, chỉ chừa lại 3 – 5cm, sau đó bón phân, tưới nước để cây phục hồi sinh trưởng.

Nguồn tin: NXB Nông nghiệp

Tuesday, March 13, 2012

Nông dân trồng thành công giống dừa xiêm đỏ trên vùng đất mặn

         In
          
Qua chuyển đổi nhiều loại cây trồng có những vụ trồng trọt, sản xuất bị thất bại, năng suất không cao, làm ăn không có lãi. Năm 2003, nhân chuyến đi Giồng Trôm, anh Huỳnh Văn Tư ở ấp Tân Lễ 2 xã Tân Trung (Mỏ Cày Nam) nhận thấy giống dừa xiêm đỏ cho trái sai và bước đầu anh đã đặt mua 100 gốc dừa xiêm đỏ về trồng thử nghiệm trên 4.000m2 đất.
Qua thời gian chăm sóc anh nhận thấy dừa xiêm đỏ là loại cây có sức chống chịu tốt với vùng đất nhiễm mặn và chịu được phèn. Sau 3 năm trồng, dừa bắt đầu cho trái, bình quân vào những tháng mùa khô dừa xiêm đỏ có giá từ 4.500 đến 5.000 đồng/trái, gia đình anh có mức thu nhập khá.

Image
Dừa xiêm đỏ. (Ảnh: HP)

Thời gian qua, giống dừa xiêm đỏ này đã được anh Huỳnh Văn Tư thu hoạch dừa uống nước và trái khô để ương giống bán. Từ hiệu quả bước đầu của mô hình dừa xiêm đỏ, đến năm 2006, do giá cả thị trường không ổn định, việc kết đường không có lãi, anh đã sang lại cối đường và từ nguồn vốn tích lũy qua 5 năm anh mua thêm 6.000m2 đất tiếp tục trồng dừa xiêm đỏ và dừa ta xanh.
Anh Huỳnh Văn Tư cho biết: “Dừa xiêm đỏ là loại có vỏ mỏng, nước nhiều vị ngọt thanh. Đây chính là yếu tố quan trọng để dừa xiêm đỏ tiêu thụ mạnh trên thị trường, nhất là vào mùa nắng dừa xiêm đỏ bán được giá tăng gấp đôi so với mùa mưa. Ưu điểm của giống dừa xiêm đỏ là cho trái rất sai, bình quân 1 buồng dừa cho 15 đến 20 trái, năng suất cao hơn so với các giống dừa khác”.
Hiện vườn dừa xiêm đỏ của anh Huỳnh Văn Tư đã có tuổi thọ 7 năm. Từ thành công bước đầu, qua quá trình tích lũy từ dừa xiêm đỏ anh đã đầu tư chăn nuôi heo và bò.
Đến năm 2007, anh đã có nguồn vốn lớn mua đất và mở cơ sở kinh doanh mặt hàng xây dựng tổng hợp trên tuyến quốc lộ 57. Đến nay, anh đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp từ trồng dừa hiện tại là 1 ha, một trại heo, một cơ sở sản xuất kinh doanh, tổng nguồn thu nhập từ chăn nuôi và trồng trọt, kinh doanh trừ đi các khoảng chi phí gia đình anh thu lãi mỗi năm trên nửa tỷ đồng.
Từ thành công của giống dừa xiêm đỏ của anh Huỳnh Văn Tư, nhiều địa phương ở các tỉnh Nam Bộ đã đến tham quan mô hình và kỹ thuật về giống dừa này.

Friday, March 9, 2012

Làm thế nào để dưa hấu to, ngon và đẹp


Dưa hấu là một loại rau quả được nhiều người ưa chuộng vì vị ngon ngọt, thanh mát và đặc biệt không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Mặc dù hiện nay dưa hấu có thể trồng quanh năm song dưa Tết vẫn được nông dân trồng nhiều nhất và ngoài yếu tố phẩm chất thì người tiêu dùng còn quan tâm đến vẻ đẹp bên ngoài của dưa. Vậy, để có quả dưa hấu to, ngon và đẹp, nông dân cần chú ý đến nhiều yếu tố trong kỹ thuật canh tác dưa hấu.
Trước hết, khoảng cách trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến độ lớn của trái. Không nên trồng quá dày. Khoảng cách thường áp dụng trong sản xuất là 2,5-3m (hàng cách hàng) x 0,4-0,7m ( cây cách cây). Mật độ thay đổi từ 500-1.000 cây/m2 đất. Dưa hấu Tết cần trái lớn để chưng nên trồng thưa 500-650 cây/m2 .
Phân bón ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất trái dưa. Để dưa hấu có năng suất và phẩm chất cao cần chú ý đến thời kỳ bón phân và số lượng phân bón một cách cân đối hợp lý. Tùy vào độ màu mỡ của đất mà lượng phân bón khác nhau. Lượng phân bón trung bình cho 1.000 m2 dưa hấu là : 1-2 tấn phân chuồng hoai mục; 5 kg phân Urea; 8 kg phân DAP; 6 kg phân KCL và 60 kg phân NPK (16-16-8).
Sửa dây cũng là một kỹ thuật cần thiết trong việc trồng dưa hấu. Việc sửa dây cho dưa hấu được tiến hành khi dây bắt đầu bỏ vòi ( khoảng 20 ngày sau khi xuống bầu ). Cho các dây bò song song nhau theo thứ tự thẳng gốc với hàng trồng. Không để dây quấn chồng lên nhau, gây khó khăn trong việc chấm nụ, tuyển trái và ảnh hưởng khả năng quang hợp của cây, đồng thời tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
Trong thời kỳ ra hoa rộ, khi dây dưa dài khoảng 1,5m ( 35-40 ngày sau khi gieo) thường tiến hành thụ phấn nhân tạo (nông dân còn gọi là úp nụ). Đây là kỹ thuật rất cần thiết trong canh tác dưa hấu, giúp cho trái có độ đồng đều cao, dễ chăm sóc. Trồng dưa hấu thì phải úp nụ, vì mỗi cây dưa hấu chỉ giữ một trái, trái càng to thì càng có giá trị nên người trồng dưa phải chủ động úp nụ, lấy trái đúng vị trí trên thân, trái sẽ phát triển như mong muốn. Úp nụ thường được tập trung 4-7 ngày. Thời gian úp nụ càng ngắn càng tốt, tiến hành vào 7-9 giờ sáng.
Để cho trái dưa hấu to, chỉ nên để một trái / dây. Việc tuyển trái tiến hành khoảng 40-45 ngày sau khi gieo. Khi trái bằng trái chanh, chọn trái thứ ba trên dây chính. Nếu trên dây chính không tuyển trái được thì chọn trái thứ hai trên dây nhánh ( vị trí lá thứ 8-14 ). Chọn trái đầy đặn, cuống to dài, có nhiều lông tơ thẳng, không sâu bệnh. Ngoài ra, chăm sóc trong giai đoạn mang trái cũng là yếu tố giúp trái dưa hấu đẹp, tăng giá trị thương phẩm. Khi trái lớn bằng trái cam, nếu giống dưa trái tròn, trong mùa nắng thì nên sửa cho trái đứng để trái phát triển đồng đều. Còn trong mùa mưa, nên để trái nằm ngang, tránh đít trái tiếp xúc với mặt đất ẩm ướt dễ bị nấm bệnh tấn công. Trong quá trình trái phát triển thỉnh thoảng trở bề để trái đẹp và màu vỏ trái xanh đều. Chỉ để trái đứng khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch. Thận trọng trong việc sử dụng phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng. Những loại này có tác dụng giúp thân, lá, trái phát triển nhanh nhưng thường làm phẩm chất trái giảm và cây chống chịu kém với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh.
Trong dịp Tết Nguyên Đán, dưa hấu ngoài việc dùng làm thực phẩm còn là loại quả được chưng bàn thờ tổ tiên nên hình dáng đẹp bên ngoài sẽ làm tăng giá trị thương phẩm gấp nhiều lần./.
Nguyễn Thị Nguyệt-Chi cục BVTV Bến Tre

Kỹ thuật trồng dừa xiêm xanh (Kỳ III

III- Phòng trừ sâu bệnh:
1- Bọ dừa:
* Gây hại:
- Thành trùng và ấu trùng đều gây hại trên lá dừa non chưa bung ra bằng cách cạp biểu bì trên mặt lá theo từng hàng song song với gân chính, những vết cắn phá thường hẹp có màu nâu, sau đó khô, héo, cong queo, giảm khả năng quang hợp. Nếu trên cây có từ 8 lá trở lên bị hại thì sẽ làm giảm năng suất, nặng hơn có thể làm cây chết.
- Phòng trị:
+ Cắt và đốt bỏ các đọt non bị hại nặng để tránh lây lan cây khác.
+ Sử dụng ong ký sinh Tetretichus Brontispae, nấm ký sinh Metrhizium anisopliae.
+ Sử dụng thuốc hóa học như: Fastac, Sumicidine, Actara, … liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, phun đều lên bó đọt non của cây. Tuy nhiên, hiện nay ở Bến Tre sử dụng phương pháp sinh học là hiệu quả và kinh tế nhất (thả ong ký sinh).
Ong mắt đỏ đang đẻ trứng trên ấu trùng bọ cánh cứng.
2- Kiến vương:
+ Gây hại:
Chỉ có thành trùng phá hại dừa, chúng đục phá phần mô mềm ở cuối bẹ lá, cắn phá đọt non, hoa dừa lúc chưa trổ làm cho lá bị rách, hoa bị hư, đỉnh sinh trưởng phát triển cong queo, nếu chúng ăn hết đỉnh sinh trưởng cây sẽ chết. Các vết đục của kiến vương là cửa ngõ cho các loại sâu bệnh khác tấn công như bệnh thối đọt dừa hay để đuông dừa đẻ trúng gây hại. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Thực nghiệm dừa Đồng Gò, trong tháng thời điểm gây hại nặng nhất của kiến vương là vào những đêm trăng sáng và trên những vườn dừa không có trồng xen.
Thành trùng...
...và ấu trùng của kiến vương
+ Phòng trị:
- Khi cây dừa khoảng 2 năm tuổi trở lên là thời điểm thích hợp nhất cho kiến vương tấn công. Như vậy, vào giai đoạn này cần phải thăm vườn thường xuyên để phát hiện vết đục của kiến vương, sau đó dùng móc sắt bắt, cuối cùng dùng đất sét trám bít lổ đục để phòng ngừa các loại khác như nấm bệnh hay đuông xâm nhập.
- Không để rơm, rạ mục xung quanh vườn vì đây là môi trường tốt để kiến vương đẻ trứng và phát triển.
- Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, để hạn chế việc gây hại của kiến vương ở các vườn dừa trẻ nên trồng xen các cây ngắn ngày, cây họ đậu, cây ca cao, …nhằm hạn chế tầm bay của kiếng vương, giảm khả năng gây hại của chúng rất lớn.
- Sử dụng phương pháp hóa học để phòng trị kiến vương tỏ ra hiệu quả không cao vì đây là loài côn trùng có thể di chuyển rất xa nên rải thuốc không hiệu quả; vì vậy nên áp dụng kỹ thuật canh tác là hiệu quả nhất.
3- Đuông dừa:
+ Gây hại: Ngược với kiến vương, đuông dừa chỉ gây hại ở giai đoạn ấu trùng. Thành trùng đẻ trứng vào các lổ đục của kiến vương, các vết thương trên cây và đặc biệt hiện nay chúng còn đẻ trứng dưới gốc dừa tấn công phần gốc. Quá trình gây hại của đuông dừa rất nguy hiểm vì rất khó phát hiện, khi phát hiện được thì khó có khả năng để cứu cây khỏi khỏi chết.
Thành trùng...
...và ấu trùng của đuông dừa
+ Phòng trị: đối với đuông, phòng trị cũng như kiến vương là phải thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm khi ấu trung còn ở tuổi 1, tuổi 2 dùng dao hoạc đục sắt khoét lổ đục để bắt ấu trùng, sau đó dùng thuốc hạt như Basudin 3G + nước vôi tươi lên lổ đã khoét nhằm phòng ngừa các loại nấm bệnh, côn trùng khác tấn công. Sử dụng biện pháp hóa học hiệu quả không cao, chỉ nên áp dụng kỹ thuất canh tác để phòng là hiệu quả nhất như: hạn chế tối đa việc gây vết thương trên thân dừa hoặc sự gây hại của kiến vương, tăng cường xen canh hợp lý cũng là điều kiện tốt để làm giảm khả năng gây hại của đuông
4- Bọ xít trái Amblypelta sp:
+ Gây hại: đây là đối gây ra hiện tương rụng trái non và dừa mủ, cả thành trùng và ấu trung đều chích hút ở nụ hoa, trái non và tiết ra độc tố vào vết chích, nếu chích vào giai đoạn trái vừa thụ phấn (còn nhỏ) sẽ làm cho trái non rụng đi, nếu chích vào giai đoạn trái lớn hơn (khoảng 1 tháng tuổi trở lên) thì trái có khả năng không rụng mà vùng mô xung quanh vết chích sẽ bị hoại thư sau này thành trái dừa bị sẹo nhăn nheo hay chảy mủ ra ngoài mà nông dân gọi là dừa mủ
+ Phòng trị: vệ sinh vườn cho thông thoáng, trồng đúng khoảng cách, không trồng quá dày hiệu quả cao nhất là nên nuôi kiến vàng trong vườn dừa vì đây là thiên địch có thể tấn công bọ xít.
Dừa mủ do bọ xít gây hại
5- Chuột dừa:
+ Gây hại: chuột là loài gặm nhắm có đặc tính rất đặc biệt hơn các loài động vật khác, răng cửa của chúng cứ phát triển dài mãi mãi mà không bao giờ dùng lại, vì thế chúng cắn phá dừa nhằm mục đích để răng mòn không mọc ra dài được, thứ hai là để ăn cơm dừa và uống nước. Trái dừa bị chuột khoét sẽ rụng đi khi đã bị chúng cắn thủng gáo, ở Đồng bằng sông Cửu long, vào thời điểm triều cường ngoài đồng nước ngập sâu, chuột bắt đầu vào các vườn dừa cắn phá làm thiệt hại đến năng suất khá lớn.
Dừa bị chuột khoét
+ Phòng trị: thông thường ở Bến tre người dân trồng dừa vào mùa nước lũ là dọn vệ sinh vườn và cây dừa, thăm vườn thường xuyên khi phát hiện trên cây có ổ chuột tiến hành săn bắt hay làm bẩy để diệt chuột nhưng cần phải thay đổi mồi thương xuyên mới có hiệu quả. Có một phương pháp rất cổ nhưng lại rất hiệu quả đối với các vườn dừa trồng đúng khoảng cách, bảo đảm cây không giao tán nhau bằng cách là bọc thiếc quanh thân cây làm cho chuột không leo lên cây được vì nơi bọc thiết quá trơn, chuột không thể bám được để leo lên. Như vậy sẽ bảo vệ được các trái dừa ở trên cây.

Kỹ thuật trồng dừa xiêm xanh Kỳ II


II- Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
A- Kỹ thuật trồng:
1- Chọn đất:
Dừa là cây rất dễ trồng, không kén đất, nhưng thích hợp nhất là trên đất phù sa, đất cát pha, đất có hiều hữu cơ và đặc biệt đất có hàm lượng kali dồi dào, tầng canh tác dày ít nhất là 0.5 mét.
2- Chuẩn bị đất trồng:
* Đối với đất ruộng: Trước khi lên liếp trồng dừa, nên gom lớp đất mặt ruộng dùng để đấp mô trồng với kích thước mô: chiều rộng có đường kính nhỏ nhất 1 mét, chiều cao tùy vào địa hình của đỉnh triều cường hàng năm nhưng sao cho đỉnh mô cách đỉnh triều cường ít nhất 0.5 mét. Sau đó tiến hành lên liếp hoặc để trồng dừa xen lúa khoảng 2 năm sau lên liếp cũng tốt, mục đích là lấy ngắn nuôi dài.
* Đối với đất vườn cũ:
Trước khi trồng nên gom lớp đất mặt để vun mô nếu đất thấp thì ta vun cao như đất ruộng, nếu liếp cao thì không cần vun cao mà làm sao cho không bị úng trong mùa mưa là đạt, riêng kích cỡ mô nên giống như đất ruộng.
3- Khoảng cách trồng:
Khoảng cách trồng 5m x 5m và trồng theo kiểu nanh sấu hoặc hình vuông.
4- Bón lót:
Sau khi đã chuẩn bị mô và hố trồng xong, trước khi xuống giống khoảng 15 – 20 ngày nên bón lót mỗi mô: phân hữu cơ khoảng 20 – 30 kg + 100g super lân + 200g kali, trộn đều và lấp kín lại bằng mặt mô.
5- Đặt cây con:
Sau khi đã chuẩn bị xong cây giống và đất trồng, tiến hành đặt cây con trên mô hoặc hố trồng; đầu tiên đào một hố tương đương với kích cỡ của trái dừa giống; cây giống nếu ươm trong bầu nylon thì dùng dao bén cắt đáy bầu, sau đó đặt bầu vào hố đã đào, kéo túi bầu lên khỏi thân cây, cuối cùng lấp đất lại cho bít trái là đạt, nếu cây giống cao quá 0.8 mét thì ta nên cắm cây cột giữ chặt tránh gió làm lung lay gốc ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Chú ý không nên đặt trái quá sâu vì như thế cây sẽ chậm phát triển, cũng không nên đặt trái quá cạn, tức là lấp đất không bít trái thì sau này gốc cây sẽ phình to. Đối với giống ươm ngoài đất, khi bứng cây lên nên xử lý trái trước khi trồng bằng cách là cắt tất cả rễ cho sát trái, mục đích là kích thích cho cây phát triển bộ rễ mới nhanh hơn, nếu để nguyên không cắt rễ thì phải chờ thời gian cho bộ rễ cũ thối đi, cây mới phát triển bộ rễ mới; thời gian này kéo dài ít nhất 20 – 30 ngày và nguy hiểm hơn nữa đây là môi trường thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công rễ non vừa phát triển. Các phần còn lại thì thao tác giống như dừa ươm trong bầu.
B- Kỹ thuật chăm sóc:
1- Thời kỳ kiến thiết cơ bản: (cây từ 1 – 3 năm tuổi).
Cây con sau khi trồng rất cần nước, nếu giai đoạn này thiếu nước cây sẽ chết. Vì vậy, để giữ đủ ẩm cho cây ta nên dùng rơm, rạ, cỏ khô tủ gốc cây trong mùa nắng; khoảng 2 – 3 ngày tưới cây 1 lần tùy vào ẩm độ ở gốc. Năm đầu tiên nên bón cho cây mỗi gốc 0.5kg phân NPK: 15-15-15 và chia làm 02 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Cách bón là xới nhẹ quanh gốc và bón rải đều sau đó cào đất lấp phân lại và tưới nước cho tan phân để cây dễ hấp thu. Giai đoạn này cần quan tâm đến bọ cánh cứng (bọ dừa) tấn công đọt non làm cây chậm phát triển, nếu nặng có thể chết cây.
Bắt đầu từ năm thứ 2, hằng năm nên đắp thêm đất thêm vào mô để tạo điều kiện cho rễ phát triển (trên đất ruộng), hoặc bồi bùn mỗi năm 1 lần vào đầu mùa nắng (đất liếp vườn cũ). Phân bón cũng có thể sử dụng NPK: 15-15-15 nhưng liều lượng mỗi gốc 0.75kg và chia làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Năm thứ ba cũng chăm sóc như năm thứ hai nhưng lượng phân bón tăng lên 1kg/gốc. Giai đoạn này nếu cây dừa được chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật thì sau 26 – 28 tháng cây sẽ cho hoa đầu tiên.
Chú ý: ở giai đoạn này cần lưu ý kiến vương thường hay tấn công cây làm cho đọt non bị cong queo, nếu chúng tấn công trúng đỉnh sinh trưởng thì cây sẽ chết, những vết đục của kiến vương là nơi tốt nhất để đuông dừa tấn công. Vì vậy, ở giai đoạn này nên chọn những cây ngắn ngày như dưa leo, cà chua, đậu búng, so đũa… trồng xen vào vườn dừa để lấy ngắn nuôi dài và đặc biệt các cây trồng xen này sẽ là môi trường ngăn chặn sự tấn công của kiến vương và đuông dừa.
2- Thời kỳ kinh doanh:
Giai đoạn này cây đã cho trái ổn định và bắt đầu đi vào thời kỳ kinh doanh vì thế quá trình chăm sóc cây cần phải tuân thủ đúng quy trình hướng dẫn để cây cho năng suất cao và ổn định.
* Chăm sóc: hàng năm nên bồi bùn cho cây 1 lần vào đầu mùa nắng, hoặc nếu có điều kiện nên bón cho cây từ 30 – 50 kg phân hữu cơ hoai mục/gốc, tỉa dần cây trồng xen và giữ cỏ dại hợp lý sao cho cây có đầy đủ ánh sáng để quang hợp, tránh việc để cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với dừa hay dây leo chằng chịt trên cây làm cây giảm quang hợp.
* Bón phân: theo các tài liệu nghiên cứu của Viện dầu Thực vật Việt Nam và Tung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bến Tre thì đối với cây dừa vào thời kỳ kinh doanh cần bón phân với công thức theo tỷ lệ urê – Super lân – Cloruakali: 0.8kg – 1.5kg – 1,5kg / cây/năm và được chia làm 2 lần bón trong năm, đầu và cuối mùa mưa.
Cách bón: mỗi lần bón đào rảnh ½ vòng tròn gốc và cách gốc 1.5 – 2 mét, sâu 0.15 – 0.2, rộng 0.2 mét sau đó bón phân vào rảnh đã đào rồi lấp đất lại, cuối cùng tưới nước cho phân tan.
Theo kinh nghiệm của tôi thì đối với cây dừa cũng sử dụng công thức phân trên để bón cho, nhưng số lần bón khác hơn phương pháp trên là không phải chia ra 2 lần bón trong năm mà nên chia ra làm 6 lần bón trong năm và bón rải đều xung quanh gốc, nhưng trước khi bón nên dùng cào sắt xới nhẹ quanh gốc, cách gốc khoảng 1.5 – 2 mét, sau đó bón phân lên và tưới nước. Nếu làm được như thế thì việc tăng công lao động trên một đơn vị diện tích là điều tất nhiên, nhưng ta có thể tiết kiệm được phân bón bị mất đi do trực di, bốc hơi, rửa trôi trong thời gian phân phải nằm chờ rễ hấp thu; đặc biệt hơn nữa, việc chia làm nhiều lần bón như trên sẽ làm cho cây không bị thiếu hụt dinh dưỡng, như vậy cây sẽ sinh trưởng, phát triển và có khả năng cho năng suất quanh năm, có thể hạn chế phần nào dừa treo do thiếu dinh dưỡng. (chú ý trong mùa nắng nên tưới nước đầy đủ cho cây, khoảng 2-3 ngày tưới một lần là tốt nhất và liều lượng phân bón có thể tăng, giảm tùy theo năng suất của cây hàng năm).
Trong giai đoạn cây dừa khoảng 4 – 6 tuổi, hàng năm nên tổng vệ sinh cây từ 1-2 lần như: dọn dẹp tất cả các nhen, bông mo khô, tàu dừa khô dính lù xù trên cây, rọc các nhen còn dính quá chặt trên đọt để giúp lá bung nhanh, cây phát triển tốt hơn; ngoài ra, dọn dẹp sạch nhen, bông mo, tàu dừa khô cũng là một phương pháp phòng ngừa kiến vương tấn công dừa rất hiệu quả, song song đó ngừa luôn cả đuông dừa.
(Còn tiếp kỳ III)
Ks Nguyễn Văn Dũng - Chi Cục QL Chất lượng NLS và Thủy sản

Làm thế nào đề bông bí thật sự là một loại rau sạch

Image Detail
Bí đỏ (còn gọi là bí rợ) là một loại rau được trồng phổ biến vào tháng 5 đến tháng 6 dương lịch. Bí đỏ dễ trồng, trái có thể tồn trữ lâu và là loại cây trồng mang giá trị kinh tế cao. Ngoài thu hoạch trái là sản phẩm chính, nông dân còn thu hoạch cả đọt bí và bông bí, loại rau rất ngon, chế biến được nhiều món ăn nên thậm chí được ưa chuộng hơn cả trái. Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ sinh trưởng, bí đỏ bị nhiều loài sâu hại tấn công, trong khi đọt bí và bông bí phải thu hoạch hàng ngày nên việc sử dụng hoá chất không thận trọng sẽ rất dễ để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để bông bí thật sự là một loại rau sạch mà người tiêu dùng không còn lo ngại khi sử dụng? Đây là một vấn đề mà nông dân trồng bí cần phải quan tâm.
Đọt bí và bông bí có thể chế biến được nhiều món ăn ngon.
Khi bí đã có 3-4 lá thật, cây sắp ngả ngọn thì cần vun gốc kịp thời để cho bí có ngọn to, bụ bẫm, non mới bán được giá. Mỗi dây để 3-4 nhánh khỏe, tỉa các nhánh còn lại làm rau ăn. Trên dây bí đỏ lượng hoa đực rất lớn nên sau khi đã đậu trái, hoa đực được tỉa hàng ngày. Trong giai đoạn này, bí đỏ thường bị 2 loại sâu hại tấn công là bọ dưa và sâu xanh ăn lá.
Trưởng thành bọ dưa là bọ cánh cứng màu vàng cam, hình bầu dục. Bọ trưởng thành hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều tối, trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc trong đất, đẻ trứng rãi rác trên mặt đất. Sâu non sống và hóa nhộng trong đất. Bọ trưởng thành cạp lớp biểu bì mặt lá thành một đường vòng làm lá bị thũng thành những lổ tròn. Bọ dưa thường cắn phá mạnh dây bí có 4-5 lá thật, mật số cao có thể làm cây trụi hết lá và đọt non. Khi dây bí lớn, lá có nhiều lông ít bị bọ dưa cắn phá. Ấu trùng bọ dưa sống trong đất ăn rễ cây làm cây sinh trưởng kém và có thể chết.
Bọ trưởng thành hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều tối.
Sâu xanh ăn lá thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, nhã tơ cuốn lá non lại ở bên trong cắn đọt và lá, khi có trái non, sâu gặm trái làm vỏ sần sùi loang lỗ. Khi đẫy sức, sâu hoá nhộng trong lá cuốn hoặc trong lá khô ở mặt đất. Sâu xanh ăn lá phát sinh gây hại từ khi dây bí còn nhỏ đến khi có trái, nhiều nhất là khi cây bắt đầu ra hoa và có trái non.
Giai đoạn ra hoa, đọt bí và bông bí được thu hoạch hàng ngày. Song, lúc này sâu hại cũng phát triển nhiều. Vì thế, để bảo vệ năng suất đồng thời phải bảo đảm nông sản sạch, nông dân nên áp dụng biện pháp thủ công phòng trừ sâu hại như bắt bằng tay, dùng vợt bắt trưởng thành bọ dưa và sâu xanh ăn lá hoặc chọn lọc những loại thuốc sinh học ít độc, có thời gian cách ly ngắn từ 1-3 ngày. Có thể sử dụng một số thuốc như: Map-Biti WP 50.000 IU/mg, Proclaim 1.9EC , Biocin 16WP, Success 25SC,…. Phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tuyệt đối phải ngưng thu hoạch đọt và bông sau khi phun thuốc, bảo đảm đúng thời gian cách ly.
Bí đỏ cần lượng nước rất lớn để duy trì được năng suất và sản lượng chất xanh cao, vì vậy cần tưới nước thường xuyên, đảm bảo độ ẩm cho cây mới có năng suất cao, chất lượng tốt./
.Image Detail

Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao


Lập dừa dứa là tên quen thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam Phước (Châu Thành) đã đặt cho anh Hồ Văn Lập. Bởi, toàn xã chỉ có khoảng 5 ha diện tích trồng dừa dứa, anh Lập là một trong những người đầu tiên của xã đến với mô hình này.
Theo anh Lập, dừa dứa trồng 27 tháng cho trái, trước khi trồng phải chọn giống kỹ, để phân biệt các loại dừa giống khác, dừa dứa có đặc điểm lá, rễ đều có mùi thơm lá dứa. Vì vậy, khi mua để tránh nhầm lẫn nên vò lá, rễ từng cây một. Ngoài đặc tính nước ngọt thanh chung của dừa, thì dừa dứa còn có đặc tính riêng là hương thơm dứa. Đó cũng là một trong những ưu điểm làm tăng thêm giá trị của dừa dứa.
Hiện tại, anh có 8.500 m2 đất trồng dừa dứa. Trong đó, dừa hơn 5 năm tuổi đang cho trái ổn định khoảng 6.000m2 đất, còn lại dừa 2 năm tuổi cũng cho những trái đầu tiên. Dừa giống trước đây được anh mua từ Trung tâm giống cây trồng của tỉnh, Trung tâm dừa Đồng Gò.
Dừa dứa sai trái
Về kỹ thuật trồng dừa dứa anh Lập cho biết cũng không khác gì so với các loại dừa khác. Trong vườn dừa cây nào cũng ngay hàng thẳng lối và cho sai trái do anh Lập trồng khoảng cách là 6,5m x 6,5m (khoảng 250 cây/ha), có hệ thống thoát nước tốt, tùy theo đất cao hay đất thấp mà xẻ mương cho thích hợp. Đối với đất cao mương thoát nước là 1,5m, và rộng hơn đối với đất thấp. Không riêng gì dừa dứa mà hầu hết các loại dừa thường bị bọ dừa, kiến vương, bệnh thối bẹ,… vì vậy phải theo dõi để phát hiện và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, để dừa có năng suất cao, độ ngọt và mùi thơm được ổn định còn tùy thuộc vào kỹ thuật chăm sóc, bón phân. Chế độ và cách bón phân cũng tùy vào từng loại đất mà có liều lượng và loại phân thích hợp. Nên sử dụng phân đơn kết hợp với phân hữu cơ trong canh tác dừa để đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố đa trung vi lượng cho dừa, như: đạm, lân, kali, canxi, lưu huỳnh, bo,… nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng. Lượng phân trung bình được anh Lập sử dụng là 1 cây/năm khoảng 1kg urea + 1kg lân nung chảy + 1kg lân super + 1kg kali + 10-20kg phân hữu cơ hoai và ít phân vi lượng khác. Chia thành 6 lần để bón trong năm, cách bón phân là xung quanh gốc, cách gốc khoảng 1-2m. Sau khi bón phân xong, tưới nước cho phân tan, dừa dễ hấp thu. Đó là lượng phân dùng cho dừa lớn, đối với dừa khoảng 2 năm tuổi, lượng phân = 1/2 và cách bón cũng chia đều tương tự.
Anh Hồ Văn Lập phấn khởi với cây dừa dứa 2 năm tuổi cho trái chiến.
Hiện nay, không ít nhà vườn trồng dừa dứa băn khoăn bởi mùi thơm và độ ngọt của nước không ổn định. Anh Lập luôn tự tin về điều này và phấn khởi nói: “Cách bón phân là chia đều thành nhiều lần trong năm, giúp sai trái, duy trì độ ngọt nước và mùi thơm ổn định, đặc biệt giai đoạn cây cho trái, cứ 2 tháng bón phân 1 lần. Đó là một trong những bí quyết thành công”.
Nhìn bên ngoài, trái dừa dứa cũng không có điểm gì nổi bật so với các loại dừa khác. Vì vậy, anh Lập khuyến cáo nên đến vườn hoặc những nơi bán lẻ có uy tín, đáng tin cậy để mua không bị nhầm. Trong lần đầu tiên thương lái vào vườn mua cũng thử từng cây một để xem có phải dừa dứa không. Từ đó về sau, cứ khoảng 20 ngày thương lái vào tận vườn mua, 1 lần thu hoạch khoảng 500-600 trái, giá 7.000-8.000 đồng/trái vào mùa nắng có khi lên tới 14.000-15.000 đồng/trái không cần phải thử như lần đầu tiên- anh Lập nói.
Theo tính toán của anh Lập, mỗi cây dừa dứa trung bình cho khoảng 100 trái/năm, chi phí thấp, khoảng 50 ngàn đồng/cây/năm (công chăm sóc, phân, thuốc,…). Người trồng dừa dứa lợi nhuận gấp đôi so với các loại dừa uống nước khác.
Ngày nay, dừa không còn là cây trồng truyền thống của người dân Bến Tre mà đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực được ngành chức năng quan tâm, đầu tư để khai thác tiềm năng, lợi thế của nó. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) cũng đã triển khai thực hiện dự án: “Du nhập trồng và phát triển 500 ha dừa dứa tại tỉnh Bến Tre” từ năm 2006, giai đoạn đầu là mô hình 50 ha và trong giai đoạn nhân rộng cũng thực hiện thành công được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu dự án “Thực hiện giai đoạn nhân rộng dự án du nhập, trồng và phát triển 200 ha dừa dứa tại Bến Tre” tháng 10/2011.

Thursday, March 8, 2012

Một số lưu ý để dưa hấu đạt năng suất và phẩm chất cao


Dưa hấu là một loại trái cây không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền. Mặc dù, hiện nay dưa hấu được trồng quanh năm nhưng Tết vẫn là mùa dưa hấu chính vụ. Trong những năm gần đây, diện tích dưa hấu ngày càng phát triển, tuy nhiên nông dân thường chú ý đến năng suất mà ít quan tâm đến phẩm chất dưa, trái rất mau bị thối trong bảo quản. Để dưa hấu đạt năng suất và phẩm chất cao, nông dân trồng dưa hấu cần chú ý một số vấn đề sau:
* Phân bón là yếu tố rất quan trọng làm tăng năng suất nhưng ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất trái dưa. Nếu lạm dụng phân bón hoặc sử dụng không đúng sẽ làm cho dưa hấu giảm phẩm chất rõ rệt, rút ngắn thời gian bảo quản. Tuỳ theo loại đất mà có lượng phân bón khác nhau. Trên vùng đất tốt thì bón ít phân hơn. Trung bình 1.000m2 dưa hấu thì bón 1-2 tấn phân chuồng hoai mục; 20-30 kg phân tôm cá ( làm tăng vị ngọt và màu sắc của dưa) ; vôi 50-100kg kết hợp với lượng phân hóa học: 5 kg Urea + 5 kg DAP + 3 KCL + 80 kgNPK 16-16-8 ( nếu sử dụng phân đơn: 22 kgUrea, 35 kgDAP và 15 kgKCL). Ngay từ đầu vụ nên sử dụng màng phủ nông nghiệp sẽ hạn chế sự thất thoát phân bón do rửa trôi hoặc bốc hơi.
* Bón đúng thời kỳ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất dưa hấu. Phân vôi được bón trước khi trồng 5 ngày. Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, 1/3 phân tôm cá, 1/10 lượng phân hoá học.
- Sau khi cấy 7-10 ngày nên pha phân tưới, Urea hoặc DAP pha loãng 1-2%, tưới 2-3 lần, tưới thẳng vào gốc ( 1 thùng 10 lít tưới cho khoảng 50 dây). Khi dây dưa chuẩn bị bò, rãi 2/10 lượng phân hóa học, 1/3 phân tôm cá, rãi cách gốc 20-30 cm.
- Lúc cây chuẩn bị ra hoa ( 25 -27 ngày sau cấy) rãi 3/10 lượng phân hoá học, 1/3 phân tôm cá. Giữa rãi phân lần 1 và lần 2 nên pha phân Urea hoặc DAP pha loãng nồng độ 3-5%, tưới dậm khoảng 2 lần.
- Giai đoạn mang trái: lượng phân còn lại pha nước để tưới, chia nhỏ làm 4-5 lần tưới, mỗi lần cách nhau 5 ngày, số lượng tăng dần theo nhu cầu của dây dưa. Hai lần tưới đầu lúc trái bằng nắm tay thì phối hợp phân Urea và DAP, trái lớn thì phối hợp DAP và KCL, trái chuẩn bị chín chỉ nên sử dụng KCL sẽ tạo cho trái dưa nhiều cát, có vị ngọt đậm đà và màu sắc đẹp,
* Tưới nước: tưới nước đúng cách sẽ hạn chế sự nứt trái và giúp trái bảo quản được lâu.
- Khi cây còn nhỏ, rễ chưa ăn sâu và rộng cần tưới sát gốc và nhiều lần trong ngày. Khi cây lớn, tưới xa gốc để nhử rễ mọc lan. Chỉ nên tưới gốc không nên tưới lên lá cây dễ bị bệnh.
- Giai đoạn mang trái cây cần nhiều nước nhất để trái phát triển. Tuy nhiên, 10 ngày trước khi thu hoạch bắt đầu giảm tưới, 5 ngày trước khi thu hoạch nên ngưng tưới hoàn toàn để giúp dưa ngọt, chắc và giữ được lâu.
* Thuốc bảo vệ thực vật: lạm dụng phân bón lá hoặc thuốc kích thích sinh trưởng giai đoạn trái sẽ làm trái có vị lạt, dễ bị thối trong quá trình bảo quản. Tuyệt đối không xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi sắp thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng./.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đu đủ

Cây đu đủ
Đặc tính sinh thái:
Cây đu đủ là cây nhiệt đới, rất sợ sương muối, sức chống rét của đu đủ rất kém. Nhiệt độ thích hợp cho đu đủ sinh trưởng khoảng từ 22-260C. Do sinh trưởng liên tục, khối lượng lá lớn, bốc thoát hơi nước nhiều, đu đủ yêu cầu lượng mưa khoảng từ 1800-2000mm/năm và phân bố đều. Đu đủ là cây không chịu hạn, cũng không chịu úng, do đó đất trồng đu đủ yêu cầu phải đảm bảo tưới tiêu thuận lợi. Đu đủ không thích đất chua, thích hợp với loại đất có độ pH từ 6-8. Đất phù sa ven sông, đất rừng mới khai phá, nhiều mùn thoát nước trồng đu đủ rất tốt. Đu đủ thích ánh sáng, nên nếu trồng xen trong vườn cây thiếu ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng đu đủ. Đu đủ ít mẫn cảm với quang kỳ, do đó có thể ra hoa kết quả quanh năm miễn là điều kiện thích hợp. Đu đủ chống bảo yếu do bộ rễ thường ăn cạn, nhưng lại có bộ lá dày, quả nhiều, gặp gió bão, đu đủ nặng đầu dễ bị lật đổ, do đó cần chú ý trồng cây chắn gió cho vườn đu đủ ( nếu cần phải làm cây chống).
Cách xác định tính đực, cái và chọn giống cho vườn đu đủ:(dựa theo tài liệu của giáo sư Vũ Công Hậu).
Đu đủ là cây lâu năm nhưng phát dục nhanh, từ trồng đến khi có quả trung bình từ 10 tháng đến 12 tháng, hiện nay hầu hết nhân giống đu đủ thường nhân bằng hạt, do đó dễ có tình trạng biến dị.
Đu đủ có 3 loại cây: Cây mang hoàn toàn hoa đực, cây mang hoàn toàn hoa cái và cây mang hoa lưỡng tính. Qua thực tế các nhà nghiên cứu cho thấy một vườn đu đủ trồng tự nhiên không chọn lọc thì tỷ lệ cây đực là 5,5%, cây cái là 25,7%, tỷ lệ cây lưỡng tính là 68,8%.. Người ta có thể xác định ngay từ đầu những cây đu đủ đực và cái, ở nước ta kinh nghiệm chọn cây cái, đực trong dân gian như sau:
- Chọn hạt: Chọn hạt đen tỷ lệ cái cao, hạt xám, tỷ lệ cây đực nhiều.
- Chọn cây non: Cây to, lá xanh đậm, thân mọc thẳng, rễ cọc ăn sâu thường là cây đực. Ngườc lại cây thấp, màu lá xanh lợt, thân nhỏ hơn, hơi cong, rễ ngang nhiều, rễ cọc yếu, thường là cây cái.
Muốn có vườn đu đủ nhiều cây cái và cây lưỡng tính, biện pháp đang tin cậy nhất là chọn giống. Lấy hạt giống ở những cây lai (giữa cây cái với cây lưỡng tính hoặc lai giữa cây lưỡng tính với cây lưỡng tính).
Kỹ thuật xử lý và gieo hạt sản xuất cây giống:
Trên cây mẹ tốt, không sâu bệnh, chọn quả to vừa chín tới, quả đều đặn. Lấy hạt ở đoạn giữa trái, phần lấy hạt chiếm khoảng 2/3 chiều dài quả. Hạt lấy ra bóp cho tróc lớp màng trong nhớt bao quanh hạt, phơi trong bóng râm cho khô. Hạt đu đủ nhỏ nên lượng giống cần dùng đễ trồng 1 ha chỉ cần khoảng 100gr. Hạt đu đủ nếu bảo quản trong chỗ khô, mát giữ được sức nảy mầm khá lâu.
Trước khi gieo, ngâm hạt vào trong nước có nhiệt độ từ 52-560C (3 sôi + 2 lạnh) trong 10 phút. Sau đó ươm hạt trong tro trấu, tưới nước đủ ẩm. Khi cây cao khoảng 10cm thì bắt đầu cho vào bầu. Hỗn hợp làm bầu gồm (phân chuồng hoai mục, lớp đất mặt và một ít lân). Mỗi bầu chỉ để 1 cây sinh trưởng tốt, khoảng 20 ngày có thể đem ra trồng.
Thời vụ trồng:
Trong điều kiện đảm bảo nước tưới tiêu chủ động, đu đủ có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 4-6 dl, vừa đỡ thiệt hại do nhiệt độ, vừa đỡ chi phí tưới và thời gian cho thu trái từ tháng 2-6 dl là thời điểm thường bán được giá cao.
Cách trồng:
Đối với đất xám Tây Ninh và miền Đông Nam bộ thì cần đào hố, kích thước hố 40x40x30cm (sâu 30cm). Bón lót khoảng 200gr-500gr vôi vào hố trước khi trồng khoảng 10 ngày. Khi trồng trộn khoảng 5-8kg phân chuồng hoai mục + đất mặt + 200gr lân, trộn đều cho vào hố. Mọi lỗ giữa hố, đặt cây con sau khi đã xé bỏ bọc mủ (nilon), sau đó ém đất chặt gốc, cắm cọc cố định cây con và tưới nước.
Nếu trời nắng, có thể phải che nắng cho cây con trong vài ba ngày.
Chăm sóc:
- Đu đủ rất cần nước nhưng cũng rất sợ úng, do đó cần phải tưới cho cây trong mùa nắng và thoát nước cho cây trong mùa mưa.
- Từ 1 tuần sau khi trồng đến 1 tháng tuổi, dùng 20gr Urea + 30gr DAP/ cây/lần hoà tan lượng phân này tưới cho cây.
- Từ 1 tháng đến 3 tháng tuổi: Dùng 20-30gr Urea +30-50gr DAP/ cây, xới nhẹ quanh gốc, cách gốc 20-30cm (tránh làm đứt rễ) cứ khoảng 15 ngày bón một lần.
- Từ tháng thứ tư trở lên, bón 100-150gr 16-16-8 +30-50grKCL/cây lần, xới nhẹ quanh gốc, cách gốc khoảng 35-40cm hoặc vòng quanh tán cây. Bón một tháng một lần. Có thể dùng các loại phân khác để bón cho đu đủ nhưng cần chú ý cân đối tỷ lệ đạm, lan kali.
- Kết hợp phun phân bón lá, cần phun định kỳ cho cây 1 tháng 1 lần giúp cây sinh trưởng tốt, tăng sức chống chịu sâu bệnh.
- Làm cỏ thường xuyên để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, hạn chế nơi ẩn nấp của sâu bệnh. Có thể dùng mủ (nilon) đen hoặc rơm rạ phủ gốc để tránh cỏ dại và bốc thoát nước.
- Phòng trừ sâu bệnh: những đối tượng gây hại nguy hiểm nhất trên cây đu đủ là:
+ Rệp sáp (Coccidae).
Thường gây hại trên thân và trái. Có thể sử dụng các loại thuốc Hopsan 75ND, Supracide 40EC, Confidor 0,05 EC để phòng trị.
+ Nhện đỏ (tetranychus)
Thường gây hại vào mùa nắng, lúc cây 2 tháng tuổi trở lên. Có thể phòng trừ bằng Danitol 10EC, Nissorun 5EC, Comite 73EC để trị. Cần luân phiên đổi thuốc vì nhện đỏ rất dễ kháng thuốc. Cần chú ý phun kỹ mặt dưới lá.
+ Bệnh thối cây non: Thường xuất hiện vào mùa mưa, có thể dùng Mimyl 12,5 BHN để phòng trị.
+ Các bệnh do virus: Bệnh khảm, đốm vòng, chùn đọt, các bệnh này chưa có thuốc đặc trị, chỉ có phòng ngừa bằng cách:
· Chọn cây giống ban đầu khoẻ mạnh, không có triệu chứng bệnh.
· Theo dõi phát hiện sớm và huỷ bỏ các cây chớm bị triệu chứng bệnh.
· Bón phân tưới nước đầy đủ, tạo điều kiện cho cây phát tiển mạnh, tăng sức đề kháng chống chịu bệnh, đặc biệt là giai đoạn trước khi cây ra hoa.
· Phòng chống và hạn chế các loại côn trùng chích hút lây bệnh

Kỹ thuật canh tác cây xà lách

 
Xà lách
Cây xà lách
1) Cây con: Cây con đựơc ươm trong vỉ ươm khoảng 25 ngày thì đem trồng. Gieo trong vỉ ươm có ưu điểm là khi tròng cây con phục hồi nhanh, rút ngắn thời gian trên đồng ruộng.
2) Kỹ thuật trồng và chăm sóc
-Mật độ trồng: 9000-10. 000 cây /1000 m2
-Xử lý đất và màng phủ: Trước khi trồng xử lí đất bằng sulfat đồng +bón vôi bột, sau đó lên liếp, tưới nước và dùng màng phủ nông nghiệp (nếu màng cũ phải được xử lý bằng Bocdo) phủ lên liếp sau 3-5 ngày dùng lon có chứa than để đục lỗ theo khoảng cách định trước rồi tiến hành trồng. Qua thử nghiệm cho thấy cây con mới trồng trên liếp có phủ màng phủ nông nghiệp thời gian hồi xanh lâu hơn cây trồng trên liếp không phủ màng phủ nông nghiệp nhưng khi cây đã phục hồi thì những liếp có phủ màng, cây phát triển rất tốt, lớn nhanh, ít sâu bệnh, đất giữ nhiệt và ẩm độ tốt hơn, cỏ dại không phát triển được.
-Tưới nước: Áp dụng phương pháp tưới phun mưa hoặc tưới nhỏ giọt.
Ưu điểm của tưới phun và nhỏ giọt: tiết kiệm được nước, tận dụng tối đa phân bón, kiểm sóat được ẩm độ. hiện nay tưới tràn, tưới phun ít sử dụng vì cây phát triển kém, hao tốn nước, phân bón thất thóat nhiều, pH đất giảm.
-Phòng trừ sâu bệnh: Ưu tiên thuốc BVTV có nguồn gốc vi sinh, thuốc có thời gian phân giải nhanh, phun thuốc đúng liều lượng khuyến cáo thời gian cách ly tối thiểu bằng thời gian khuyến cáo trên nhãn thuốc, khi kiểm định dư lượng thuốc trong rau phải trong ngưỡng cho phép.
-Thời gian quay vụ 6 lần/ năm
-Thời gian thu hoạch: Sau khi trồng 25-30 ngày thì thu hoạch
-Doanh thu: 15. 000. 000 -16. 000. 000 đồng /1000 m2
-Lợi nhuận: 7. 000. 000-8. 000. 000 đồng /1000 m2
Cải Bông Xanh /Broccoli
Phương pháp bố trí vườn: chia 3 khu
+khu để và chế biến vật liệu trồng
+khu ưom cây con
+Khu sản xuất rau
* Kỹ thuật trồng
-Mùn đem về được đo và sử lý pH thích hợp sau đó trộn vôi bột, phân chuồng và NPK, đem rải trên liếp.
-Tuổi cây con được 4 tuần tiến hành trồng
-Từ trồng đến thu hoạch 2-2,5 tháng, có thể thu hoạch kéo dài trong 2 tuần
-Mật độ 40cm x40 cm (4000 cây/1000m2).
-Kỹ thuật trồng lên liếp – vun gốc.
-Sau trồng một tuần bón supelân +urê ít. bón gần gốc, bón nhẹ.
-20 ngày bón phân vi sinh +NPK kết hợp làm cỏ vun gốc
* Vườn sản xuất rau hữu cơ: Không được dùng bất cứ loại gì là hoá học.
Phương pháp này được trồng trong nhà có mái che và trồng trên giá thể để hạn chế sự phá hại của sâu bệnh và côn trùng.
Môi trường gieo trồng là mùn cưa +phân hoai mục. Chất lượng và hương vị rau được quyết định bởi môi trương dinh dưỡng, sử dụng nguồn nước sạch để tưới và tưới phun mưa (vòi tưới là loại bet nhỏ).
Hạt giống: phải nhập, các giống sản xuất sau 3 năm phải làm text lại.
Bảo quản rau: Rửa sạch rau trong nước đá lạch để giảm nhiệt độ của lá, cố định chất dinh dưỡng trong lá sau đó đưa vào kho lạnh.
-Sản xuất rau hữu cơ đựơc trồng trên giàn cao, giàn có 4 tầng, 3tầng ở trên dùng để sản xuất rau hữu cơ, tầng cuối cùng trồng an toàn rau sản xuất theo phương pháp này không sử dụng phân bón thông thừơng mà dinh dưỡng dùng cung cấp cho cây là rong biển, nước chiết thịt bò
-Môi trường trồng rau hữu cơ phải nhẹ như tro sơ dừa, chất hữu cơ, mùn cưa.
-Nguồn nước tưới phải sạch vi sinh vật.
-Sử dụng hệ thống tưới phun (dùng bet nhỏ).
-Hệ thống đèn chiếu bổ sung những tầng dưới thấp, tùy phương thức trồng thiết kế vườn trồng phù hợp như xà lách, ợt khi gieo phủ, khi nẩy mầm dỡ ra.
Sản xuất khoai tây bằng nuôi cấy mô
Nhân giống từ đỉnh sinh trưởng, đài hoa, lá, hạt,…
Tạo cây mô: Cây mô chủ yếu được dùng để nhân giống
Khoai tây đựơc tách đỉnh sinh trưởng đưa vào ống nghiệm có chứa môi trường MS có chứa chất kích thích sinh trưởng để nuôi cấy, sau khi cây phát triển thành cây hoàn chỉnh thì đem cấy chuyền bằng cách cắt từng đoạn thân dài 1-1,5 cm có chứa 1 lá để nuôi cấy trong ống nghiệm khi phát triển thành cây thì đem tập nắng 10-15 ngày sau đó trồng trong chậu, chăm sóc 10-15 ngày có thể cắt chồi làm mạ giống. Tốc độ nhân trong 1 năm có thể đạt 106 cây con.
Nhà mạ:
1/ Nhà mạ cấp một:
Nhà kính điều kiện tốt, môi trường để ươm mạ giống cấp 1 gồm đất, phân hữu cơ tỷ lệ 1:1 đã được khử trùng bằng fotmon, hơi nước, cây con được ươm trong nhà này gọi là mạ cấp một.
2/ Nhà mạ cấp hai:
Điều kiện không nghiêm ngặt bằng nhà mạ cấp một, cây con được ươm trong bầu đất, bầu ươm cây con được quấn bằng lá chuối, đường kính 1-1,5 cm, môi trường gồm đất và phân hữu cơ sau khi ươm 14-15 ngày thì có thể đem trồng và sau 4 tháng cho thu hoạch.
-Giống khoai tây O7, vỏ màu hồng, trồng 3 tháng thu hoạch.
-Giống khoai tây PO3, vỏ trắng, kích thước nhỏ, trong vườn ươm thường có bệnh héo tươi nên xử lý đất kỹ.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1) Thời vụ trồng: khoai tây ở Đà Lạt được trồng quanh năm nhưng vụ tháng 9-10 là cho năng suất cao nhất và có thể trồng bằng củ, bằng cây cấy mô, bằng hạt. Thời gian sinh trưởng của khoai từ 90-100 ngày, năng suất từ 20-30 tấn/ ha
2) Làm đất, lên liếp:
-Mùa nắng: Trồng luống chìm, khi trồng thì cào đất trong luống ra tạo thành luống chìm.
-Mùa mưa: trồng luống nổi.
3) Mật độ trồng: tùy theo mùa, mùa mưa trồng thưa, mùa nắng trồng dày nhằm tránh rửa trôi và bốc thóat hơi nước.
4) Phân bón: Bón phân 5 đợt, đợt đầu bón sau khi trồng được 10 ngày và kết thúc đợt bón cuối cùng sau khi trồng 40 ngày.
5) Phòng trị bệnh:
-Bệnh do vi khuẩn: Không có thuốc trị.
Biện pháp phòng bằng cách sử dụng giống kháng, chọn giống trên những ruộng không có mầm bệnh, vệ sinh đồng ruộng.
-Mùa mưa thường bị bệnh mốc sương do nấp phytopthora gây ra nên phải xịt thuốc định kỳ.
-Mùa khô: Bị bệnh đốm vằn và ruồi đục lá, ngoài ra còn bị sâu xanh hại lá.
Phân biệt khoai tây trồng bằng cây mô, bằng củ và bằng hạt: Ruộng cây trồng bằng cây mô đồng đều hơn trồng bằng củ và bằng hạt, cây bằng hạt những lá dưới gốc chưa chia thùy, cây trồng bằng củ thân cây mập phân nhánh nhiều.
Cà tím (Cà nâu).
-Giống:
Nên trồng cà tím địa phương năng suất cao và chống bệnh khá. Có thể trồng giống Thán Lan (màu tím đậm), tuy bị nhiễm bệnh nhiều hơn.
Cà tím được gieo qua liếp ươm, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng.
Lượng hạt giống để trồng cho 1.000 m2: 30-40 gram, hạt cần được sử lý trước khi gieo bằng nước nóng 54oC hoặc bằng một trong các loại thuốc: Rovral, Aliette, Zineb...
- Thời vụ:
+Vụ Đông xuân có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 dương lịch năm sau.
+Vụ Hè thu có thể trồng từ tháng 4 đến tháng 7.
Lưu ý:
Vụ Hè thu nên tránh trồng vào tháng 5,6 vì thường bị sâu đục quả gây hại nặng. Vụ Đông xuân không nên trồng vào tháng 12,1 vì củng thường bị sâu đục quả gây hại vào thời gian thu hoạch.
- Chuẩn bị đất:
Cà tím đòi hỏi đất phải tơi xốp, nhiều mùn và dễ thoát nước. Nên phơi ải đất vài tuần trước khi trồng.
Đất cần được xử lý bằng vôi và tro bếp, lượng bón 50 kg vôi, 60 kg tro bếp cho 1.000 m2.
Liếp ươm củng như liếp trồng cần được vun cao 20-25 cm, vụ đông xuân có thể không cần lên liếp.
Không trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng một chân đất và không được trồng cà tím trên đất đã trồng các loại cây họ cà: Ớt, cà chua, thuốc lá... nên luân canh với các loại cây trồng họ khác.
- Khoảng cách trồng:
Trên liếp ươm nên gieo hàng với khoảng cách 4 cm x 4 cm.
Trên liếp trồng 1 hàng, hàng cách hàng 1m, cây cách cây 60 cm. Mùa mưa có thể trồng thưa hơn.
Có thể trồng xen với cây tỏi hoặc các loại cây rau khác họ, ngắn ngày, vào giữa 2 hàng cà tím.
- Bón phân: (Tính cho 1.000 m2).
+Bón lót: Phân chuồng hoai mục 3-4 tấn, Super lân 35-40kg, có thể bổ sung thêm Urê 5-6kg, KCl 3-4kg.
+Bón thúc:
· Lần 1 (7-8 ngày sau khi trồng): urê 5-6kg; KCl 3-4kg; 20kg NPK (16-16-8).
· Lần 2 (25-30 ngày sau khi trồng): urê 7-8kg; KCl 4-5kg; 20kg NPK (16-16-8).
· Lần 3 (45-50 ngày sau khi trồng): urê 8-10kg; KCl 5-6kg; 20kg NPK (16-16-8).
Nên bón thúc thêm vào sau thu hoạch đợt quả đầu tiên urê 5kg, KCl 5kg và khoảng 10kg phân NPK (16-16-8)
- Phòng trừ sâu bệnh:
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như: Vệ sinh đồng ruộng, luân canh với cây trồng khác họ cà, lưu ý việc sử dụng thuốc đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả cao.
Cần chú ý các loại sâu, bệnh hại chính sau đây: Sâu đục trái, rầy xanh, rầy trắng, bọ trĩ, sâu đo xanh, bệnh héo rũ, bệnh phấn trắng, bệnh thối trái.
+Đối sâu đục trái: Phun thuốc vi sinh, một trong các loại thuốc nhóm BT (Dipel, Biocin...), dùng luân phiên với thuốc hóa học như: Match, Pegasus,... Có thể dùng chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc (Rotenone).
+Đối với rầy xanh, rầy trắng: Dùng một trong các loại thuốc: Actara, Trebon ...
+Đối với các bệnh: Nên phun các loại thuốc: Top, Thio-M, Ridomil MZ, Score, Validacin ...
Lưu ý: Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo nguyên tắn tắc “4 đúng“ là: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách, đồng thời đảm bảo thời gian cách ly.
- Thu hoạch: Cứ 3-4 ngày thu một lứa quả, kết hợp ngắt bỏ các quả bị sâu đục.
Cải bắp, cải bông
- Giống:
Các giống đang phổ biến hiện nay:
+Cải bắp: KK Cross, NS Cross trồng chính vụ, Summer, A76 trồng trái vụ.
+Cải bông: Các giống con voi, Trái bầu 75,T6 (Tropical).
Có thể nhân giống bằng hai cách:
Nhân giống vô tính:
Lấy chồi 3 – 4 lá, tách giâm khi ra rễ lá mới đem trồng.
Muốn có số lượng giống nhân vô tính nhiều thì ngắt đọt cho nhẩy chồi rồi tách đem giâm tiếp.
Nhân giống hữu tính:
Từ gốc đã thu hoạch để ra bông lấy hạt. Thường ở nước ta ít để giống được bằng hại vì nhiệt độ cao không thích hợp.
Gieo hạt:
+Cần xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại Rovral, Benlate C, Aliette để phòng bệnh chết cây con và các bệnh khác (5g thuốc/ 100g hạt giống).
+Gieo hạt giống qua liếp ươm: 35-40g hạt cho cây con đủ trồng 1.000m2. Có thể gieo bầu đất: 2 hạt/ bầu. Tuổi cây con: 25-30 ngày, tương đương 5-6 lá thật. Trước khi nhổ cấy cần tưới ướt đất bằng phân DAP pha loãng: 30g/10 lít nước.
Nếu cây con có sâu tơ thì phun thuốc Biocin, Delfin,...
- Thời vụ: Thời vụ gieo trồng thích hợp nhất là từ tháng 10, 11 đến tháng 3,4 dương lịch năm sau. Cần sắp xếp hợp lý để tránh 2 lứa sâu tơ rộ vào tháng 12 và cuối tháng dương lịch.
- Chuẩn bị đất:
Bắp cải và bông cải thích hợp với đất thịt nhẹ, cao ráo, dễ thoát nước. Đất cần được phơi ải và cày bừa kỹ trước khi gieo trồng.
Đồng ruộng cần được dọn sạch tàn dư cây trồng, rải vôi bột để hạn chế nguồn bệnh hại (100kg cho 1.000 m2 đất).
Liếp rộng 80-100 cm, cao 20 cm. Mùa mưa cần che phủ đất bằng rơm hoặc màng phủ nylon để tránh đất cát bám lên cây làm cây bị nhiễm bệnh và hạn chế cỏ dại.
- Khoảng cách trồng: Trồng 2 hàng trên liếp, khoảng cách 60 x 50 cm.
- Bón phân (Tính cho 1.000m2).
+Bón lót: Phân chuồng hoai mục: 2-2,5 tấn, super lân: 25 kg, KCl: 5kg.
+Bón thúc:
· +Lần 1: 8-10 NST hòa 5kg urê tưới.
· +Lần 2: 22-25 NST bón urê: 10kg; 20kg NPK (16-16-8).
· +Lần 3: 40 NST bón urê: 5kg; KCl: 5kg.
Riêng cải bông phải bón trước khi thu hoạch ít nhất 7-10 ngày. Bón phân qua tán lá hoặc giữa hàng cây kết hợp xới xáo, làm cỏ.
-Lưu ý: Nếu dùng phân bón lá thì rút bớt số phân bón thúc.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Áp dụng các biện pháp tổng hợp như: Vệ sinh đồng ruộng, luân canh với cây lúa nước, thường xuyên thăm đồng,ngắt ổ trứng và bắt sâu khoang tuổi nhỏ, nhổ bỏ cây bị thối nhũn...có hiệu cao trong phòng ngừa sâu, bệnh hại cải bắp, cải bông.
+Các loại sâu gây hại chính là: Sâu tơ, sâu khoang, rầy mềm,...
+Các loại bệnh chính là: Bệnh chết rạp cây non, bệnh thối nhũn.
Khi sâu, bệnh có mật số cao có khả năng gây hại, dùng thuốc bảo vệ thực vật như sau:
+Đối với sâu hại:
Sâu tơ: Dùng các loại chế phẩm có nguồn gốc BT như Delfin, Dipel, Xentari, Biocin... hoặc dùng các thuốc khác như: Success, Ammate, Orthene. Lưu ý dùng luân phiên các loại thuốc.
Sâu khoang: Có thể dùng thuốc Match, Pegasuu, Success, Secsaigon. Dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV,Vi-BT, hoặc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem.
Rầy mềm bắp cải: Có thể dùng thuốc Trebon, Actara, Ofunack, Tango, Confidor,...
+Đối với bệnh hại:
Bệnh chết cây con: Khi xuất hiện thì phun một trong các loại thuốc sau: Rovral, Benlate C, Ridomil MZ, Validacin...
Bệnh thối nhũn vi khuẩn: Dùng các loại thuốc như Kasuran, Kasumin, Poner,...
- Thu hoạch:
Cải bắp: Sau khi trồng khoảng 60-65 ngày là có thể thu hoạch
Cải bông: Sau 45-50 ngày, thu những bông vừa ngả màu nhạt hay các tai bông phía ngoài bắt đầu xòe rộng.
Cải ngọt, cải xanh
- Giống:
Mùa khô có thể sử dụng một số giống nhập của Tung Quốc và Thái Lan, mùa mưa giống TG1.
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc Rovral, Aliette hoặc Benlate C (5g cho 100 hạt giống).
Gieo qua liếp ươm: 20g hạt giống đủ trồng cho 100 m2, tuổi cây con 18-19 ngày. Có thể gieo hạt giống trực tiếp rồi tỉa dần: 40g cho 100 m2 (nếu gieo theo hàng), 60g hạt cho 100 m2 nếu gieo vãi. Sau khi gieo phủ 1 lớp đất mỏng đã trộn phân chuồng hoai, phủ 1 lớp rơm mỏng. Mùa khô cần tưới đủ ẩm .
Trước khi nhổ cây con đem trồng cần tưới ướt đất bằng phân DAP pha loãng (30g/10 lít nước).
- Thời vụ:
Cả 2 loại cải có thể trồng quanh năm, nhưng trong mùa khô cho năng suất cao hơn. Nếu trồng trong tháng 12 đến 1 năm sau cần theo dõi chặt chẽ sâu hại để phòng trừ kịp thời. Mùa mưa làm giàn che để bảo vệ cây tránh dập lá.
- Chuẩn bị đất:
Có thể trồng cải ngọt, cải xanh trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là được tưới tiêu tốt. Đất cần được phơi ải 8-10 ngày trước khi lên liếp.
Liếp rộng 80-100 cm, cao 10-15 cm, mùa mưa lên liếp cao, khoảng 20cm. Nên sử lý đất trước khi gieo trồng bằng cách bón vôi bột 5-6kg hoặc 100g Vimoca cho 100 m2 hoặc dùng Sincocin để trừ tuyến trùng.
Mùa mưa cần che phủ đất bằng rơm hoặc nylon để hạn chế cỏ dại và tránh đất cát bám lên cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh.
Không nên trồng liên tục nhiều vụ rau có cùng họ cải trên cùng một chân đất.
- Khoảng cách trồng: Tùy theo mùa vụ và giống có thể trồng khoảng cách 15 x 15cm hoặc 15 x 20cm.
- Bón phân (Tính cho 1.000m2):
+Bón lót: Phân chuồng hoai mục: 1,3-1,5 tấn, Super lân 15kg, KCl: 30kg, vôi: 100kg.
+Bón thúc:
· +Lần 1: Sau 8-10 NST phân urê hòa nước tưới khoảng 5kg.
· +Lần 2: Sau 13-15 NST dùng 2kg NPK (16-16-8) hòa 40 lít nước tưới cho cải.
Chú ý: Cần giảm bớt lượng phân đạm khi gần thu hoạch. Ngưng bón phân đạm trước khi thu hoạch 5-7 ngày.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bọ nhảy có hiệu quả cao như vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, che phủ bạt nylon, luân canh với cây trồng khác họ cải.
-Một số sâu bệnh hại chính trên cây cải ngọt-cải xanh như: Bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh da làng, ruồi đục lá, bệnh chết cây con, bệnh thối nhũng vi khuẩn.
-Trong mùa mưa nên trồng trong nhà lưới giúp cho cây có khả năng chống bệnh tốt hơn.
-Khi sâu bệnh có mật số cao có thể gây hại dùng thuốc bảo vệ thực vật như sau:
+Đối với bọ nhảy: Dùng chế phẩm nhóm BT có hiệu quả cao, hoặc có the73 dùng các loại thuốc Success, Pegasus, Ammate,...
+Đối với sâu khoang: Có thể dùng thuốc có gốc Pyrethroid như SecSai gon, Decis. Dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT, hoặc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem.
+Đối với sâu tơ: Dùng các loại chế phẩm có nguồn gốc BT như Delfin, Dipel, Aztron, Biocin... hoặc dùng các thuốc Success, Ammate, Sec Saigon, Orthene. Lưu ý dùng luân phiên các loại thuốc.
+Đối với ruồi đục lá: Có thể dùng thuốc như: Match, Vertimec, Trigard,...
+Đối với bệnh: Bệnh chết cây con, thối bẹ có thể dùng Validacin, Ridomil MZ, Dithan M-45. Bệnh thối nhũn dùng các loại thuốc như Kasuran, Kasumin, Poner, BAH,...
- Thu hoạch:
Thời điểm thu hoạch khi cây đủ tuổi, bảo đảm thời gian cách ly của thuốc trừ sâu bệnh.