Thursday, March 8, 2012

Kỹ thuật trồng cà chua

 
Cây cà chua
I.GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG CÀ CHUA:
1. Cà chua lai Red crown 2509 của công ty Cổ phần Giống miền Nam Thuộc dạng phát triển vô hạn, có sức chống hạn tốt, trồng được cả trong mùa nắng và mùa mưa, dễ ra hoa đậu trái; bắt đầu thu hoạch khoảng 80-85 ngày sau gieo và kéo dài đến 30-40 ngày; quả tròn, màu đỏ đẹp, ít hạt, trung bình từ 10-11 trái/Kg; trái cứng, dễ vận chuyển đi xa và bảo quản được lâu. Năng suất trung bình 30-40 tấn/ha.
2.Giống F1, nhập nội:
Chống chịu sâu bệnh, chịu nóng, chịu mưa tốt nên trồng được nhiều vụ trong năm. Dễ ra hoa kết trái, năng suất cao, trái cứng dễ vận chuyển và để lâu được. giống F1 phải thâm canh mới cho năng xuất cao.
II. KỸ THUẬT TRỒNG:
1. Thời vụ: Trong điều kiện khí hậu Đông Nam bộ, cà chua có thể trồng quanh năm, tuy nhiên có 3 vụ trồng phổ biến:
· Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10-11 dương lịch (dl), đầu mùa khô và thu hoạch vào đầu tháng 2 dl, vụ này cà tăng trưởng trong mùa khô ráo, ấm áp nên phát triển tốt và cho năng suất cao. Nếu gieo sớm trong tháng 10 khi trời còn mưa, nên làm giàn che cây non để tránh hao hụt.
· Vụ xuân hè:Gieo tháng 12-1 và thu hoạch tháng 3-4 dương lịch. Cà chua tăng trưởng hoàn toàn trong mùa khô nhưng ra hoa kết trái trong những tháng nóng nhất trong năm do đó phải chọn những giống có khả năng chịu nóng và chống bệnh tốt.
· Vụ Hè Thu: Gieo tháng 6-7 và thu hoạch tháng 9-10 dl. Cà chua tăng trưởng hoàn toàn trong mùa mưa, do đó đất trồng phải thoát nước tốt. chọn giống có khả năng chịu mưa, chống bệnh tốt, không rụng hoa, trái cứng, không nứt và có màu đỏ đẹp khi chín.
2. gieo hạt, ươm cây non: lượng giống cần cho 1 ha khoảng 70-80gr, diện tích đết gieo khoảng 250m2.
· Gieo trên liếp:Chọn đất tốt, cao ráo, dễ thoát nước để làm liếp ương, có thể làm giàn cách mặt đất khoảng 0,5-1m, dùng phên tre lót lá chuối, đổ đất đầy khoảng 10-15 cm để làm nền rồi gieo hạt. Cách này dễ chăm sóc cây non và ngăn được côn trùng trong đất và súc vật phá hại. Bón khoảng 2Kg phân hữu cơ hoai mục, 20gr Urê, 50 gr Super lân và 30gr phân KCL cho mỗi m2 đất ươm. Trộn đều phân vào đất, làm bằng mặt, khử đất với dung dịch Roval hay Benlate 1-2% và rải thuốc trừ kiến như Basudin, Diaphos, Padan trước khi gieo. Khi cây có 2-3 là thật, tỉa bỏ cây xấu, cây mọc chậm và cây sâu bệnh chừa khoảng cách cây từ 5-7cm. Khi cây có 4-5 lá thật thì nhổ cấy ra đồng. Cách gieo này đơn giản, dễ làm nhưng cây con bị đứt rễ khi nhổ cấy nên chậm phục hồi và tốn công tưới nước chăm sóc sau khi cấy. Để hạn chế cây bị đứt rễ, nên tưới nước dẫm lên liếp trước khi nhổ từ 12-24 giờ.
· Gieo trong bầu:Bầu bằng bọc nilon hoặc lá dừa lá chuối, có kích thước 4x7cm. Trộn đất, phân mục và tro trấu theo tỉ lệ 2:1:1. Xếp bầu thành hàng khít nhau trên liếp ươm hay trên giàn, tưới cho ướt đều rồi gieo hạt. Có thể gieo hạt thật dày trên liếp trên diện tích nhỏ, khi cây non khoảng 2 lá thật thì cấy vào bầu. Gieo bầu cần hạt giống có tỉ lệ nẩy mầm cao giúp tiết kiệm được 10% hạt giống và khi đem ra đồng cấy cây nhanh hồi phục. Trong vườn ươm nên phun ngừa thuốc trừ bệnh cho cây non khi cây non được 2 lá thật và trước khi cấy vài ngày giảm tưới nước để cây con cứng cáp, tăng khả năng chống chịu điều kiện bất lợi khi ra đồng.
3. Sửa soạn đất trồng:
· Chuẩn bị đất, lên luống: Đất phải được cày bừa thật kỹ, tơi xốp. Nếu đất ruộng phải sắn mương, lên luống. Đất cao, thoát nước không cần phải lên luống. Sau khi cày ải phân hàng, đánh rãnh bón phân và trồng.
· Khoảng cách và mật độ: Thay đổi tuỳ theo giống, mùa vụ:
- Trồng hàng đơn: Áp dụng cho giống cà chua vô hạn, có làm giàn, thâm canh cao và có tỉa cành, bấm ngọn. Khoảng cách hàng 1,2-1,4 m. Khoảng cách cây 20-40cm. Mật độ khoảng 17000-27000 cây/ha. Sử dụng loại màng phủ nông nghiệp loại 90cm phủ lên luống để hạn chế cỏ, sâu bệnh, rửa trôi phân và giử ẩm tốt.
- Trồng hàng đôi: Áp dụng cho cà chua sinh trưởng hữu hạn, không làm giàn và ít thâm canh, luống rộng khoảng 1m, rãnh 30-40cm, trồng 2 hàng/luống, cách nhau 60cm. Khoảng cách 50-60cm. Mật độ trồng khoảng 24000-28000 cây/ha. Mùa khô thường trồng dày, mùa mưa trồng thưa. Sử dụng loại màng phủ có kíach thước 1,2m để phủ lên luống.
4. Cách trồng:
Trồng vào buổi sáng hoặc chiều mát, tưới đẫm sau khi trồng. trồng khi cây non được 4-5 lá thật (15-20 ngày sau gieo). Chuẩn bị lỗ trồng trước khoảng 1 ngày, khi trồng tháo bỏ bầu nilon hoặc bầu lá xong mới bỏ cây non xuống lỗ. Lấp đất kỹ quanh gốc và tưới nước sau khi trồng.
5. Chăm sóc:
· Phân bón: Lượng phân bón thay đổi tuỳ theo đất, đất cao bón nhiều phân hơn đất ruộng. Thông thường đối với đất cao, để có năng suất cà chua từ 45-50 tấn/ha, người ta sử dụng phân bón 200-400kg N+180-300 kg P2O5+ 150-200kg K2O. Lượng phân bón khuyến cáo cho các giống cà chua F1 (NS 30-35 tấn/ha) là 600-800kg 16-16-8 + 220-250kg Urê + 100-120kg KCL hay 400kg Urê + 600-800kg Super lân + 150-200 kg KCI.
· Cách bón:
Loại phân
Khối lượng
(kg)
Bón lót (kg)
Tưới đậm (kg)
Bón thúc (kg)
Lần 1 (15-20NSC)
Lần 2 (35-40NSC)
Lần 3 (60-65NSC)
Lần 4 (70-80NSC)
Phân chuồng
10.00010.000
Vôi500500
Phân 16-16-8600200200
Urê220 20 100100
Phân KCL100 204040

· Làm cỏ: Làm sạch cỏ trước khi trồng, dùng rơm rạ phủ đất để hạn chế cỏ mọc. trường hợp thiếu công lao động mà gốc cỏ nhiều, có thể dùng một trong các loại thuốc sau dây: Whips, Nabu, Sencor, Onecide, liều dùng theo khuyến cáo.
· Tưới nước:Cà chua cần nước nhiều trong giai đoạn tăng trưởng đầu, khi cây đậu trái và trái phát triển. Tưới theo rãnh hoặc tưới phun. Cung cấp nước điều hoà cho cây làm giảm hiện tượng nứt trái và giảm thối đít trái do thiếu can xi.
· Tỉa nhánh, lá, trái:Tỉa chồi nhánh cho cà chua có làm giàn là một trong những kỹ tiên tiến để dinh dưỡng tập trung nuôi trái, trái to đol62ng điều và mau chín; chăm sóc và thu hái dễ dàng. Có hai cách tỉa:
+ Tỉa tất cả các nhánh chỉ để thân chính, bấm ngọn khi thân chính đạt được số chùn hoa nhất định, cách này áp dụng cho ruộng trồng dầy.
+ Tỉa nhánh chửa thân chính và nhánh dưới chùm hoa thứ nhất. Bấm ngọn khi thân chính và nhánh đạt chùm hoa nhất định (tỉa nhánh thực hiện khi mầm nhánh còn non để không làm ảnh hưởng đến thân và nhánh còn lại).
+ Tỉa trái: Số trái/chùm cùng số chùm hoa trên cây có thể điều chỉnh theo mong muốn. Nếu cà chua cung cấp cho thị trường cao cấp đòi hỏi kích cỡ trái phải đồng đều, do đó cần tỉa bỏ những trái nhỏ, trái sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng.
· Làm Giàn: Trồng cà chua trong mùa khô hoặc giống vô hạn, thường phải làm giàn, tạo điều kiện cho cây hưởng ánh sáng mặt trời và dễ chăm sóc. Có 2 cách làm giàn: làm giàn chữ nhân (X) hay làm giàn ô vuông, có thể dùng dây nilon để giảm bớt cây chèo.
· Phòng trừ:
+ Sâu vẽ bùa: Thành trùng và những con ruồi nhỏ màu đen, đẻ trứng trên lá, nở ra vòi, đục lòn giữa hai biểu bì lá thành những đường hầm ngoằn ngèo, làm khô lá, giảm diện tích quang hợp. Có thể sử dụng thuốc Ofunack, Fenvalerate, Polytrin, Sumicidin, Trigar để diệt trừ.
+ Rầy mềm: Côn trùng gây hại quan trọng trong mùa nắng. Chích hút đọt non làm cho đọt quăng queo, chảy nhựa, tạo môi trường cho nấm phát triển.
Phòng trừ: Tỉa cành nhánh cho thoáng, kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, phát hiện có phải phun thuốc ngay. Có thể sử dụng Danitol, Vibasa, Trebon, Oncol, Hopsan, vidithoate.
+ sâu xanh da láng: Sâu non màu xanh tối với nhiều sọc sáng trên lưng, có 2 sọc rộng và sậm màu hơn ở bên hông. Khi sâu lớn, mặt lưng có màu xanh và trơn láng, bụng có màu nhạt hơn, thường là màu vàng. Sâu non mới nở ăn phá lá, sâu trưởng thành ăn khoét từng lỗ trên trái xanh. Cần phát hiện sớm, diệt trứng và sâu non khi tuổi còn nhỏ, đánh tỉa lá gốc, lá che trái để cây thông thoáng. Có thể dùng các loại thuốc Mimic, Atabron, baythroid, Selecron, Regent, BT Xen tari, Lanante.
+ Sâu đục trái: Phá trên nhiều loại cây trồng (bắp, ớt, đậu nành, đậu xanh, đậu đũa, thuốc lá, cà tím…) làm hư và thối trái, nếu nặng có thể làm giảm năng suất 70%. Bướm nở trứng trên lá non hoặc hoa, sâu non có đầu đen, trên lưng có chấm đen ở mỗi đốt, sâu lớn có màu thay đổi từ xanh đến xám, nâu nhạt và có sọc dọc thân. Sâu cắn phá các búp non, hoa, đỉnh sinh trưởng làm rỗng thân và rụng trái. Khi trái còn non, sâu thường đục ở cuống vào giữa trái, vết đục gọn, sâu đục đùng phân ra ngoài.
Phòng trừ: Không trồng gần hoặc sau các cây trồng ký chủ, cày lật đất phơi ải để diệt nhộng, cắt tỉa cành lá, ngắt bỏ trái sâu để tránh sâu ẩn nấp. khi sâu còn nhỏ có thể dùng các thuốc: Sherpa, Sherzol, supracide, Sumi-Alpha, Lannate, Pegasus, sử dụng luân phiên với các thuốc sinh học như Delfin, Dipel, Xentari để hạn chế sâu kháng thuốc.
+ Tuyến trùng: Gây hại trên rễ làm rễ sưng, phát triển kém, cây tăng trưởng kém, vàng vọt, dễ bị nhiễm bệnh. Tuyến trùng gây hại trong điều kiện đất ướt không thoát nước. Dùng giống kháng, trồng luân canh với lúa, bắp, dùng thuốc xử lý đất.
· Bệnh hại:
+Bệnh héo vi khuẩn: Chủ yếu là do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, gây hại trên nhiều loại cây trồng khác, tồn tại lâu dài trong đất, lan truyền trong nước tưới. Xâm nhập vào cây qua các vết thương và di chuyển trong bó mạch. Bệnh thường xảy ra vào lúc cây đang tăng trưởng, ra hoa và đậu trái. Gây hại nhanh trong điều kiện ẩm độ đất và nhiệt độ cao. Đầu tiên các lá non và ngọn héo trước và toàn thân sẽ tiếp tục trong vài ngày trong khi lá vẫn còn xanh. Nếu bệnh diễn biến chậm, rễ bật định xuất hiện nhiều trên thân, chẻ thân thấy mô mạch phần thân dưới và rễ hoá nâu, cắt ngan thân, rễ nhúng vào nước sẽ thấy dòng vi khuẩn màu trắng đục trào ra từ mạch dẫn. Chưa có thuốc trị. Phòng bằng cách luân canh với ruộng lúa là tốt nhất. Thoát nước, không để độ ẩm đất quá cao, tránh làm tổn thương gốc và rễ.
+Bệnh đốm vi khuẩn: do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv vesicatoria. Bệnh gây hại quan trọng trong mùa mưa vùng nhiệt đới, trên lá, thân, trái và lan truyền qua hạt giống. Bệnh gây rụng lá nên trái thường nhỏ, cháy nắng. Trên lá và trái thường xuất hiện những đốm màu nâu đen, xung quanh màu vàng. Đốm bệnh trên trái đang chín làm thành những quầng xanh đậm. Vết bệnh không có vòng đồng tâm như bệnh úa sớm hay đốm lá và chỉ ở vỏ ngoài, dễ bong. Chưa có thuốc trị hiệu quả, phòng bệnh như cách phòng bệnh ở trên, phun thuốc gốc đồng để ngừa, xử lý hạt giống.
+ Bệnh héo Fusarium do nấm Fusarium oxysporum f.sp. Lycopersici. Bệnh gây hại trong giai đoạn sinh trưởng nhưng thường thấy lúc cây ra hoa, lá trở nên vàng. Triệu chứng héo từng phần, héo một bên lá, nhánh hay cây trước khi héo toàn phần và cây chết. Bó mạch trong thân lá đều trở nên nâu, rễ cây cũng hoá nâu. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu ấm áp, trên đất chua, đất cát, đất thiếu đạm và lân. Nấm tồn tại lâu trong đất
Phòng trị: dùng giống kháng và áp dụng luân canh, phun phòng bệnh với thuốc gốc đồng hay Polyram.
+ Bệnh úa sớm: Do nấm Alternaria solani gay ra. Nấm tạo thành những đốm bệnh tròn, vòng đồng tâm với viền màu nâu đậm, tâm nâu hay đen. Nấm sản xuất độc tố nên lá trở nên vàng, mau rụng. Nấm cũng gây vết bệnh nhỏ, lõm trên thân, khi vết bệnh lan rộng cũng có vòng tròn đồng tâm. Nấm gây hại cả trái xanh và chín, trái bệnh dễ rụng. bệnh phát triển nhanh trong điều kiện ẩm ướt và lan truyền qua lại.
Phòng trị: Dùng hạt giống không bệnh và giống kháng, luân canh. Ngừa bệnh bằng các loại thuốc Score Ridomil, Brestan, Roval.
+ Bệnh úa muộn: (sương mai) Do nấm phitophthora infestans. Bệnh gây hại nghiêm trọng, có thể mất năng suất 90-100%. Bệnh thường phát sinh trong điều kiện lạnh và ẩm ướt. Bệnh tấn công ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và trên tất cả các bộ phận của cây trên mặt đất làm chết cành, chết cây, thối trái. Vết bệnh trên lá đầu tiên nhỏ, hình dạng không điều, màu xanh đen sau đó hoá nâu, nhũn nước khi thời tiết ẩm ướt và khô dòn, rách lá khi trời nắng khô. Trên thân vết bệnh nhũn nước, màu nâu,dễ gãy ngang làm cây chết héo. Nấm tấn công ở nữa phần trên của trái, vết bệnh màu xám xanh đến nâu sậm, cứng, nhăn nheo, lan rộng cả trái và làm thối trái hoàn toàn.
Phòng trị: Dùng giống kháng, phun phòng bệnh với thuốc Manzate, manozeb, Polyram, Ridomi, Sandofan, Aliette. Trong điều kiện thời tiết khí hậu thích hợp cho bệnh phát triển thì phải phun thuốc 2-3 ngày 1 lần.
+ bệnh thối hạch: Do nấm Sclerotium rolfsii. Nấm gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, nhất là trên cây họ đậu, họ cà, họ bầu bí. Nhận diện nấm bắng các sợi nấm trắng phát triển quanh gốc thân và trên mặt đất quanh gốc cây khi trời nóng ẩm, sợi nấm biến mất khi trời khô. Gốc thân hoá nâu và mục rã ở phần tiếp cận với mặt đất và cây héo chết. Nấm tấn công trái nằm trên mặt đất ẩm và làm trái thối mềm. Từ khối sợi sẽ hình thành các hạch nấm trắng, khi già có màu nâu đậm, kích thích bằng hạt cải. Hạch nấm tồn tại rất lâu trong đất và nẩy mầm khi có điều kiện thuận lợi.
Phòng trị: Cày phơi ải đất và xử lý đất với loại thuốc phổ rộng trước khi trồng. Đánh tỉa cành cho thoáng gốc, làm sạch cỏ và làm giàn đỡ nhánh, trái không để tiếp xúc với đất ẩm. Dùng giống kháng, Dùng thuốc Calidan, bavistin, Derosal, bendazol, daconil.
+ Bệnh thán thư: Do nấm Colletotrichum coccodes gây hại trên cà chua, ớt, khoai tây, đậu nành, trà. Bệnh xuất hiện trên đồng ruộng và làm thối trái trong kho vựa. Triệu chứng bệnh xuất hiện trên lá, thân và trái. Vết bệnh trên lá có vòng đồng tâm, viền ngoài màu nâu, giữa có màu đậm hơn, trên thân có những vết cháy màu nâu, trên trái vết bệnh tròn, nhỏ, thấm ướt, lõm xuống và lan rộng rất nhanh trong điều kiện ẩm ướt.
Phòng trị: Dùng giống kháng. Ngắt bỏ lá và trái bệnh để tránh lây lan. Phun ngừa với Score, Appencard Super, Bavistin, Calidan, Daconil…
+ Bệnh khảm do vi rút: Hiện tượng lá cà chua nhỏ, biến dạng, mất màu, xanh , vàng, loang lổ, méo mó, nhăn nheo. Có loại làm nghẽn mạch, hoại tử trên thân, trái gây héo chết, có loại làm lùn cây, gân lá có màu xanh đậm, lá cong lê, vặn vẹo. Rầy chích hút là môi giới truyền bệnh. Phun thuốc diệt rầy ngay khi mới xuất hiện, vệ sinh đồng ruộng, dùng giống kháng.
- Hiện tượng nứt trái: Nứt trái là do các điều kiện canh tác, khí hậu như: Bón niều phân, tưới nhiều nước, hay thời tiết thay đổi nhiệt độ đột ngột làm trái phát triển không đều hay quá nhanh, gây nứt trái. Hiện tượng này thường gặp khi trồng giống cà chua có vỏ mỏng, trái mềm và trong mùa mưa.
Phòng trị: Trồng giống cứng trái, cung cấp nước và phân bón điều hòa, cấn đối trong quá trình trái phát triển.
- Bệnh thối đít trái do thiếu canxi: Bệnh xuất hiện khi trái còn xanh, đít trái có đốm màu nâu sáng, sau đó đốm bệnh lan rộng và chuyển sang màu nâu sậm, lõm và cứng, nấm mốc đen có thể phát triển trên vết bệnh. Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, bón nhiều đạm, kali hay magie dẫn đến rối loạn sinh lý của cây, làm giảm sự hấp thụ can xi trong đất, tăng khả năng bị bệnh. Bệnh thường gặp vào mùa mưa.
Phòng trị: Bón hay phun bổ sung hợp chất chứa vội như: CaCL2, Azon, Ca(NO3)2 vào giai đoạn trái phát triển, nồng độ 0,25-0,3% cung cấp nước điều hòa cho cây và không dùng giống dễ nhiễm bệnh.
6. Thu hoạch:
Cà chua ăn tươi thường được thu hoạch ở giai đoạn chín vàng để trái chín dần trong quá trình chuyên chở hay dự trữ trước khi đến tay người tiêu dùng.
Cà chua chế biến tuỳ thuộc vào mục đích mà thu hoạch vào các giai đoạn chín khác nhau. Cà chua muối được thu hoạch khi trái chín xanh. Cà chua làm Sauce (nước sốt) hay nước giải khác thu hoạch khi trái chín hoàn toàn.

No comments:

Post a Comment