Thursday, March 8, 2012

Kỹ thuật trồng Cải ngọt, Cải xanh

 
Cải xanh
I/- Thời vụ trồng:
Trong năm dưa hấu thường được trồng ở mấy vụ như sau:
- Dưa trồng phục vụ tết Noel được trồng từ 20/9 đến 1/10 dương lịch.
- Dưa trồng bán vào dịp tết: gieo từ tháng 7 - 10 âm lịch.
- Dưa bán sau tết: tùy từng vùng mà có gian trồng khác nhau
II/- Giống dưa và cách gieo:
1/- Giống: Hiện nay Công ty Giống cây trồng Miền Nam đã lai tạo được 2 giống dưa hấu mới: An Tiêm 94 và An Tiêm 95
- An Tiêm 94:trái tròn nặng: 6 - 8 kg, vỏ có sọc đậm trên nền màu xanh trung bình, ruột đỏ, ngọt, hạt nhỏ và ít hạt. Năng suất 30 - 60 tấn/h.
- An Tiêm 95:Trái tròn nặng 7 - 8 kg, vỏ xanh đen có gân đậm, ruột đỏ, ngọt. Năng suất 30 -60 tấn /ha
Các giống dưa An Tiêm theo khuyến cáo của công ty Giống cây trồng Miền Nam thì đều chống chịu tốt bệnh đốm lá gốc, bệnh nứt thân chảy mủ do nấm Mycosphaerela melonis và bệnh sương mai do nấm Phytophthora melonis. Cho thu hoạch trái sau trồng khoảng 65 ngày. Năng suất cao và thích nghi rộng với điều kiện thời tiết và các loại đất khác.
2/- Ngâm ủ và gieo hạt:
Có thể gieo hạt bằng nhiều cách:
- Gieo thẳng: cần 1 kg hạt / ha, mỗi hố bỏ 1 -2 hạt, sâu 2cm, phía trên phủ một lớp tro trấu hoặc phân chuồng hoai mục tưới đủ ẩm để hạt nẩy mầm.
- Bầu cây con: Cần 0,5 kg hạt giống/ ha. Dùng bồu nilon đục lỗ hoặc bầu bằng lá dừa. Cho hỗn hợp đất vào bầu trộn theo tỷ lệ 1 phần đất + 1 phần tro trấu + 1 phần phân chuồng hoai mục. Số bầu làm bao giờ cũng phải dư hơn số cây định trồng từ 15- 20% ( để trồng dặm) sử lý bầu đất bằng coper B với lượng 20g/ 10 lít nước tưới cho 2m2 bầu.
- Ngâm ủ hạt: phơi hạt ngoài nắng nhẹ 1 giờ rồi đem ngâm trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh ) trong 4 - 6 giờ, vớt ra xả sạch nước chua, cho vào túi vải ẩm ủ vào rơm rạ hoặc chôn âm dưới đất (nơi có ánh sáng mặt trời rọi tới ) khoảng 48 giớ hạt bắt đầu lú mầm là có thể đem gieo vào bầu . Mỗi bầu gieo 1 hạt, độ sâu gieo hạt khoảng 1cm sau đó sàng phủ lên trên một lớp tro hay lớp đất mịn. Xếp bầu ở nơi có ánh nắng và cần có lưới che để mưa không xối mạnh vào bầu .
II/- Kỹ thuật trồng:
1/- Chuẩn bị đất trồng:
-Xử lý đất với 500 kg vôi bột / ha trước khi lên liếp 5 - 7 ngày
-Nếu trồng 2 hàng/ băng thì hàng cách hàng khoảng 5 - 5,5m để cho dưa bò từ hai phía vào giữa. Cày lên liếp (phần để phủ bạt và cho rễ phát triển) rộng khoảng 90 cm, khoảng cách cây 0,45 - 0,55 cm. Mật độ trồng khỏang 6000 -8000 cây /ha
2/- Cách trồng:cây con được 7 -8 ngày thì có thể đem trồng. trước khi trồng nên phun ngừa sâu bệnh .Bón lót 10 -20 tấn phân chuồng hoai, 30 kg DAP + 20 kg KCl+ 10 kg Furadan /ha (bón trong phạm vi của các liếp) khoảng trống để dưa bò không cần bón ).Đặt bầu cạn để tránh bị đén và thối gốc do nấm Rhizoctoniasolun và puthium sp.
3/- Chăm sóc:
- Tưới thúc: 5 - 7 ngày sau trồng có thể tưới phân thúc để dưa mau bắt rễ. Dùng phân DAP và Urê pha vào nước (1- 2muỗng canh cho 1 thùng tưới 10 lít )
- Bón thúc lần 1: 12 -15 ngày sau trồng, 50 kg urê + 50 kg DAP + 30 kg KCl và 10 kg Furadan. Bón cách gốc 20 -25 cm.
- Bón thúc lần 2: khoảng 20 -25 ngày sau trồng, lượng phân: 50 kg Urê + 70 Kg DAP + 30 kg KCl và 10 kg Furadan. Bón cách gốc 30-40 cm, (rạch rãnh bón phân và lấp đất để tránh mưa làm rửa trôi và bốc hơi ). Giữa 2 lần bón thúc tùy theo tình hình sinh trưởng của cây, nếu xấu cần tưới dặm thêm urê + DAP pha loãng với lượng như trên.
- Bón thúc trái: khi trái bằng nắm tay ( khoảng 40 ngày sau trồng ) bón 50 kg urê + 70 kg DAP và 30 kg KCL. Nếu cần tưới thúc thêm 3 - 4 ngày / 1 lần với lượng phân 1 - 2 muỗng canh urê + DAP dưa mau lớn. Khi dưa đỏ lòng tôm thì chỉ thúc KCL 20 kg /ha
Lượng phân trồng 1 ha dưa hấu cần khoảng
160 kg N + 160 kg P2O 5 + 100 K2O
Tương đương:
800kg 16-16-8 + 50 kg urê + 50 kg DAP + 30 kg / KCL hay 350 kg DAP + 230 Kg Urê + 160 kg KCL
½ lượng phân bón trước khi ra trái và ½ lượng phân bón sau khi ra trái.
4/- Tỉa nhánh - tỉa trái:
Trong canh tác dưa, muốn có trái lớn, tròn đều thì chỉ nên để 1 dây 1 trái, cắm cọc làm dấu trái đã chọn để sau này trong quá trình tỉa trái không bị tỉa lộn. Cần phải tỉa bỏ những nhánh dày, nhánh bơi, chỉ chừa 1 thân chính và 1 hoặc 2 nhánh chèo là tốt nhất. tỉa bỏ hết những trái khác để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với trái được chọn. Việc ngắt bỏ trái thực hiện liên tục cho đến khi gần thu hoạch mới ngưng. Lót kê trái để trái phát triển thuận lợi, trong quá trình trái phát triển thỉnh thỏang phải trở nhẹ trái để màu vỏ trái đồng đều và không bị thối do sâu bệnh.
Cần thụ phấn bổ sung cho dưa vào buổi sáng 7 - 10 giờ
5/- Phòng trừ sâu bệnh:
Dưa hấu có 1 số loại sâu bệnh quan trọng như sau:
- Bọ dưa: Là bọ cánh cứng có màu vàng cam, ăn phá rễ cây con, lá non và cạp vỏ trái thành những đường ngoằn ngèo. phòng trị bằng sevin (10g/8 lít ) hay Tre bon (10 -15 cc / 8 lít ), Oncol 20ND, 1,2lits/ha, Lannate 40 SP 0,5-1Kg/ha.
- Sâu vẽ bùa: Là ấu trùng của ruồi đục lòn ăn phá giữa 2 biểu bì lá thành những đường ngoằn ngèo. Phòng trị bằng Polytrin hay Karate ( 10 - 15 cc/ 8 lít ), Ofunack 40ND: 1-2lits/ha, Oncol 20ND, 1,2lits/ha, Lannate 40 SP 0,5-1Kg/ha. Voltage 50EC 0,5-0,7lít/ha, Hopsan 75 ND 1-1,5 lít/ha,
- Bọ Trĩ: Chích hút nhựa ở đọt non và mặt dưới lá làm ngọn quăn lại ( hiện tượng dưa chỉ thiên) dưa khó đậu trái và còn truyền bệnh virus. Có thể dùng Oncol 20ND 1,2lít/ha,, Lannate 40 SP 0,5-1kg/ha, Voltage 50EC 0,5-0,7lít/ha, Nurille*D 25/25EC 0,8-1,2lít/ha. Hạn chế sự phá hại bằng cách trồng tập trung đồng lọat để bọ trĩ không lây lan thành dịch hại.
- Sâu xanh, sâu ăn tạp: phá hại lá, trái và hoa, cạp vỏ trái làm mất giá trị thương phẩm. Có thể dùng Lannte 40 SP 0,5-1kg/ha, Fastac 5 EC 0,4-0,7lit/ha, Hopsan 75 ND 1-1,5 lít/ha, Sumi Alpha 5EC 0,3-0,4lít/ha, Cyper 25ND 0,3-0,5lít/ha, để phòng trị
- Rầy mềm: Chích hút đọt và lá non, có thể dùng hỗn hợp Polytrin + Trebon 20cc /8lít , Oncol 20ND 1,2lít/ha, Lannate 40SP 0,5-1kg/ha, Lorsban 30EC 1-1,2lít/ha, Hopsan 75 ND 1-1,5 lít/ha, Hopfa 41EC 1lít/ha.
- Bệnh héo tóp thân: do nấm Zhizoctonia Salani và pythium Sp, Cây con cổ thân bị thối nhũn, teo nhỏ lại, ở cây lớn bệnh thâm nhập ở thân, làm mô vỏ thối nâu hoặc nâu đen có viền vàng, vết bệnh hơi lõm sâu và thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần. Phun ngừa hay tưới xử lý đất bằng CopperB 75WP Benlate 50WP, Bavistin 50FL, Polyram 80DF. Nên phun ngừa trước khi có bệnh hoặc phun định kỳ cách nhau 10-15 ngày. Khi trồng tránh đặt bầu sâu.
- Bệnh thán thư: do nấm Colletotrchum lagenarium. Bệnh có thể tấn công tất cả các bộ phận trên cây. Đàu tiên xuất hiện ở các lá bên dưới, đốm bệnh hình tròn, màu nâu đen, trên vết bệnh có những thể nhỏ li ti, nếu trời khô ráo có thể nhìn thấy lớp mốc có màu hồng, vết bệnh lan nhanh làm lá khô rụng. Trên thân có những vết cháy xám nâu, bệnh nặng làm thân cháy khô và teo lại. Trên trái, vết bệnh màu nâu đen, hình tròn lõm vào vỏ trái, bệnh nặng các vết bệnh liên kết thành mảng to gây thối trái. Dùng luân phiên các loại thuốc: Polyram 80DF, Bavistin 50EC, Ridozeb 72WP, Bemyl 50WP.
- Bệnh sương mai: do nấm Pseudoperonospor cubensis. Vết bệnh hình đa giác, góc cạnh rất rõ, lúc đầu màu vàng nhạt, sau đó chuyển sang màu nâu, có tơ nấm màu trắng, gây hại gần gốc, lan dần đến ngo.n, cây có thể chết, trái nhỏ, mất phẩm chất. Phòng trị bằng Mancozeb 80WP, Ridomil 240EC, Polyram 80DF, Bệnh dễ lây lan trong điều kiện ẩm ướt.
- Bệnh héo dây: do nấm Fusarium ocysporum và vi khuẩn Pseudomonas solanacearum. Bệnh khó trị, cần nhổ bỏ dây bị bệnh gom đốt và tưới gốc ngừa cho các cây khác bằng Copper B 7WP, Benlate 50WP, Bavistin 50FL, Polyram 80DF. Bệnh phát sinh nhiều trên những ruộng trồng dưa liên tiếp nhiều vụ.
- Bệnh phấn trắng: Do nấm Sphaerotheca fuliginea. Bệnh hại chủ yếu trên phiến lá, trên lá có từng chòm mất màu xanh, hóa vàng dần, bao phủ một lớp nấm như bột trắng che phủ lá, về sau chuyển từ màu xanh sang úa vàng, lá khô dần như bệnh cháy lụi. Dùng các loại thuốc Carbenda 60WP, 50SC Bavistin 50FL, Nên phun ngừa trước khi có bệnh hoặc vừa mới xuất hiện.
IV/- Thu hoạch:
Thu hoạch khi dưa có độ chín từ 70-100%, tùy theo điều kiện vận chuyển đến thị trường tiêu thụ xa hay gần. Trước khi thu hoạch 4-5 ngày cần ngưng tưới để tăng độ ngọt cho trái và vận chuyển ít bị vỡ và cũng để dành được lâu hơn. Thường sau khi dưa đậu trái từ 25-30 ngày thì thu hoạch được. Thu hoạch dưa vào lúc trời mát và vận chuyển về để nơi khô ráo, thoáng mát

No comments:

Post a Comment