Thursday, February 16, 2012

Phát tài từ cây kiểng kim phát tài

Từ lâu, vùng đất Cái Mơn thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách là cái nôi sản xuất hoa kiểng lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài các loại hoa kiểng nội địa, gần đây, một số hộ dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng và kinh doanh cây kiểng ngoại nhập, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là cây kiểng kim phát tài.
Cây kim phát tài có cọng to, chiều cao từ 30 đến 60 cm, lá màu xanh đậm, cây cho hoa màu trắng. Đặc điểm của cây kim phát tài là dễ trồng, rất dễ nhân giống và thích nghi với mọi môi trường nên nhiều người đã sử dụng để trang trí nội thất.
Cây kim phát tài nhân giống bằng lá hoặc bằng cách tách chiết. Một chậu kim phát tài 2 năm tuổi có thể tách ra hàng chục nhánh để trồng. Do vậy, chỉ sau vài năm du nhập vào Việt Nam, nhà vườn nào cũng có cây giống kim phát tài, hộ trồng nhiều thì lên đến vài ngàn chậu, nhà nào ít nhất cũng vài trăm cây.
Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, giá kim phát tài giảm mạnh, do người trồng quá nhiều nên phải lâm vào cảnh đụng hàng dội chợ. Nhiều nhà vườn lại phải thuê mướn nhân công để mang chúng đổ ra sông.
Vậy mà từ 2 năm nay, các nghệ nhân ở làng hoa kiểng Cái Mơn lại nâng niu cây kiểng kim phát tài như nâng trứng mỏng, sau khi một số công ty trong và ngoài nước đã tìm mua cây kiểng kim phát tài với số lượng lớn để xuất khẩu.
Kiểng kim phát tài đủ quy cách xuất khẩu khi cây có từ 2 lá mầm trở lên, chu vi củ đạt khoảng 30 cm. Để có được sản phẩm với quy cách trên, nhà vườn chỉ cần trồng trong khoảng thời gian từ 5 đến 6 tháng. Cách trồng rất đơn giản là, các nhánh lá kim phát tài được cắt ra và trồng vào bao nilong đã chứa sẵn mụn dừa. Nếu lấy công làm lời thì chưa có loại cây kiểng nào thu được lợi nhuận cao như trồng kiểng kim phát tài. Chính những yếu tố đó mà phong trào nhà nhà trồng cây kiểng kim phát tài đang bùng lên ở làng hoa kiểng Cái Mơn và nhiều địa phương khác của huyện Chợ Lách.
Ông Võ Văn Vàng ở ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thành cho biết, gia đình ông mới trồng cây kiểng kim phát tài từ hơn một năm nay. Năm 2008, ông Vàng xuất bán 14.000 gốc, thu lời gần 15 triệu đồng, năm 2009 này, ông tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất lên 25.000 sản phẩm. Khoảng hai tuần lễ nay, ngày nào cũng có thương lái đến ngã giá thu mua nhưng ông chưa bán vì chờ tăng giá. Với giá bán bình quân khoảng 1.500 đồng một cây, gia đình ông Vàng cầm chắc khoản lợi nhuận 30 triệu đồng.
Hiện nay, trên địa bàn xã Vĩnh Thành có 8 công ty thu mua cây kiểng kim phát tài để xuất khẩu sang Hàn Quốc, trong đó, phần lớn là các công ty nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam. Từ khi các công ty này thu mua cây kiểng kim phát tài xuất khẩu thì có rất nhiều nghệ nhân ở làng hoa kiểng Cái Mơn cũng bắt đầu phát tài nhờ sản phẩm được tiêu thụ số lượng lớn với giá cả ổn định.
Xã Vĩnh Thành hiện có khoảng 3.700 hộ dân sống bằng nghề trồng hoa kiểng thì khoảng 40% trong số này đang tập trung đầu tư trồng cây kiểng kim phát tài. Ước tính, số cây kiểng kim phát tài đang trồng, chờ xuất vườn hiện nay lên đến khoảng 5 triệu cây, với giá bán tại vườn là 3.500 đồng/gốc thì nhà vườn có thể thu về hàng tỉ đồng.
Những người trồng hoa kiểng lâu năm ở làng hoa kiểng Cái Mơn, thuộc xã Vĩnh Thành cho biết, trước kia, cây kiểng kim phát tài đã từng làm mưa, làm gió ở thị trường trong nước. Vào thời điểm đó, thương lái từ các nơi đã tìm đến thu mua với số lượng lớn đưa đi tiêu thụ. Thế nhưng sau đó, thị trường đột nhiên quay lưng, cây kiểng kim phát tài ở Cái Mơn rớt giá thảm hại mà cũng chẳng có người mua.
Từ năm 2007, nhiều công ty của Hàn Quốc đã khảo sát trực tiếp vùng trồng hoa kiểng Cái Mơn và đề nghị ký hợp đồng thu mua cây kiểng kim phát tài dài hạn. Nhận thấy đây là cơ hội làm ăn cho những người trồng hoa kiểng ở địa phương, lãnh đạo xã Vĩnh Thành đã trực tiếp đứng ra hợp đồng mua bán với các công ty Hàn Quốc. Vậy là người dân đã mạnh dạn quay lại với cây kiểng kim phát tài.
Hiện nay, không chỉ ở làng hoa kiểng Cái Mơn trồng cây kiểng kim phát tài mà nhà vườn các xã Long Thới, Hòa Nghĩa, Vĩnh Hòa và Phú Sơn đều trồng cây kiểng kim phát tài bán lại cho các đại lý. Phong trào trồng cây kiểng kim phát tài xuất khẩu đã giúp nhiều nhà vườn có thu nhập cao. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là, khi nhà nhà ồ ạt phát triển, chạy theo phong trào thì điều gì sẽ xãy ra nếu cung vượt cầu như nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác ?
Lãnh đạo xã Vĩnh Thành khuyến cáo, nông dân không nên sản xuất tự phát mà phải có hợp đồng bao tiêu để tránh tình trạng khủng hoảng thừa, rớt giá.

Làm giàu bằng cây rau má

 


(Dân Việt) - Dễ trồng và dễ tiêu thụ, cây rau má đã tạo sự đột phá lớn trong phát triển kinh tế của người dân xã Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế.


Từ ngày chuyển đổi 7 sào đất trồng sắn, lạc, bắp sang trồng rau má, kinh tế của gia đình ông Nguyễn Đình Lâm (thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ), lên như diều gặp gió. “Nhờ cây rau má mà gia đình tôi từ chỗ chạy ăn từng bữa đã có của ăn của để và xây được nhà cửa khang trang”- ông Lâm phấn khởi.

Người dân thôn Phước Yên thu hoạch rau má .

Với 7 sào rau má, cứ 20 - 25 ngày là gia đình ông thu hoạch được một lứa rau với gần 20 tạ, bán thu được gần 10 triệu đồng. Nhiều thời điểm, nhất là mùa mưa lũ, giá mỗi kg rau má lên tới 12.000-15.000 đồng, mỗi lứa rau gia đình ông thu nhập hơn 20 triệu đồng.

“Chỉ với 7 sào rau má mà mỗi năm ít nhất gia đình tôi thu được gần 100 triệu đồng, gấp 4-5 lần so với thu nhập từ sắn, lạc và lúa trên cùng diện tích” - ông Lâm cho biết.

Xã Quảng Thọ hiện có gần 35ha đất trồng rau má, tập trung ở các thôn Phước Yên và La Vân Thượng. Trong đó thôn Phước Yên có 30ha với 150 hộ dân tham gia trồng, thôn La Vân Thượng có gần 5ha với 30 hộ dân trồng. Tất cả những hộ trồng rau má trên địa bàn đều có đời sống kinh tế khá giả nhờ thu nhập cao và ổn định. Bình quân, mỗi ha rau má mỗi năm cho thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng.

Ông Trần Phụ Phú - cán bộ kỹ thuật Hợp tác xã Nông nghiệp Quảng Thọ 2, cho biết, cây rau má cho thu nhập cao, lại rất dễ trồng và ít chi phí. Người trồng rau má chỉ mua giống trồng một lần trên đất, sau đó chỉ cần bỏ công, phân bón chăm sóc rồi thu hoạch từ năm này qua năm khác, vì loại rau này tái sinh rất nhanh.

“Ông tổ” của nghề trồng rau má ở Quảng Thọ là ông Cao Quảng Thiện, ở thôn Phước Yên. Năm 2000, thấy người dân nhiều nơi đi nhổ rau má ngoài đồng đưa về bán với giá cao, ông Thiện liền trồng thử loại rau này trong vườn và cho kết quả tốt nên phát triển trên diện tích lớn. Từ năm 2001, người dân Quảng Thọ học hỏi và phát triển trồng đại trà cho đến nay.

Hiện rau má Quảng Thọ không chỉ “làm mưa làm gió” trên thị trường rau xanh Thừa Thiên - Huế mà còn rất được ưa chuộng ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa. Để thương hiệu rau má Quảng Thọ ngày càng có uy tín, từ năm 2010, được sự giúp sức của Trường ĐH Nông lâm Huế, người trồng rau má ở đây dần chuyển hướng sang trồng rau sạch.

Rau dền mọc khỏe, trồng cũng khỏe


Rau dền mọc khỏe, ít sâu bệnh, có thể thu hoạch sau 30 ngày.
Rau có hạt nhỏ, hạt có lớp vỏ sừng nên giữ được sức nảy mầm rất lâu ngay cả trường hợp bị vùi sâu trong đất.
Rau dền sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 25 – 30oC, nếu có độ ẩm cao thì cây cho nhiều cành lá. Rau dền có thể trồng quanh năm nhưng thời vụ gieo trồng tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm.
Có 2 loại giống rau dền có thể trồng làm rau ăn là dền trắng và dền đỏ. Dền trắng (còn gọi là dền xanh) có thân, lá đều xanh, phiến lá hẹp, hình lá liễu (nên còn có tên là dền lá liễu). Còn dền đỏ (còn gọi là dền tía) là loại rau có lá hơi tròn đều hoặc tròn như vỏ hến, có loại lá dài to; thân, cành, lá có màu huyết dụ.
Ngoài ra, còn có rau dền cơm cũng là một loại cây thân thảo, phân nhiều nhánh từ gốc, thân có khía màu xanh nhạt; lá hình thoi hoặc hình trứng có cuống dài bằng phiến. Rau dền cơm cũng là món rau ăn thông thường ở gia đình nông thôn, có thể dùng bằng cách luộc hoặc nấu canh.
Vì hạt rau dền rất nhỏ nên cần phải làm đất thật kỹ (làm đất nhuyễn) để hạt dền nảy mầm đều. Khi gieo nên trộn hạt với tro bếp để gieo cho đều. Làm luống với kích thước chiều rộng từ 0,9–1,0m, còn chiều dài tùy theo kích thước vườn. Lượng hạt giống gieo ở vườn ươm từ 1,5–2 gr/m2. Sau khi gieo khoảng 25–30 ngày thì nhổ cấy (cây cao 10–15cm), trồng với khoảng cách: 15 x 15cm hoặc 12 x 20cm.
Bón phân: Trước tiên bón lót cho cây, kết hợp với làm đất, với liều lượng từ 1,2 – 1,5 tấn phân chuồng/1.000m2. Sau khi cấy từ 5 – 7 ngày lúc cây đã phục hồi nên bón thúc bằng phân urê pha thật loãng với liều lượng 4 kg/1.000m2. Tưới đủ nước cho cây 1 lần/ngày.
Rau dền ít bị sâu bệnh, nếu có chủ yếu là các loài sâu ăn lá như sâu róm, sâu xanh, sâu khoang. Có thể dùng Sherpa hoặc Sherzol để phun phòng trị. Nhưng lưu ý khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly. Không được dùng các loại thuốc cấm, không sử dụng quá liều quy định.
Sau khi cấy ra vườn trồng 25 – 30 ngày thì tiến hành thu hoạch bằng cách nhổ cả cây, rửa sạch đất, cắt bỏ gốc và bỏ vào bao bì để rau có giá trị hơn khi đem bán. Trong trường hợp bà con nông dân muốn ăn rau non, có thể thu hoạch lúc cây cao 10 – 15cm.

ThS Lê Thị Nghiêm Theo Dân Việt

Thursday, February 9, 2012

Chanh leo - Cây thoát nghèo ở vùng cao



Một ha cây chanh leo, phải đầu tư khoảng 100 triệu đồng, bù lại, cây chanh leo lưu gốc được khoảng 5 năm mới phải trồng lại...

Ông Trần Quốc Thành, Bí thư Huyện uỷ huyện Quế Phong (Nghệ An) dẫn chúng tôi từ thị trấn Kim Sơn vượt thêm trên 30 km lên xã vùng cao Tri Lễ để "khoe" mô hình trồng cây chanh leo đang được 20 hộ dân thuộc các bản Yên Sơn, bản Đ1 và bản Xan trồng thí điểm.


Ông Trần Quốc Thành phấn khởi thông báo: Năm nay huyện cho làm thí điểm 2 ha, sắp tới sẽ mở rộng thêm 3 ha nữa. Ngoài ra nhà máy nước dứa cô đặc vừa cam kết sẽ đầu tư làm thêm mô hình 1 ha. Khi chúng tôi báo cáo về những triển vọng tốt đẹp của mô hình tại xã Tri Lễ với lãnh đạo tỉnh, đồng chí Hồ Đức Phớc, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý sẽ trích ngân sách tỉnh cho Quế Phong mở rộng mô hình thêm 5 ha nữa nên anh em chúng tôi rất phấn khởi.

Chị Lô Thị Liên, 36 tuổi, trú tại bản Yên Sơn, xã Tri Lễ dẫn chúng tôi xem vườn chanh leo của gia đình đã vui mừng cho biết: Nhà em trồng chỉ được 1 sào (500 m2), tiếc quá. Lứa này cây mới ra quả bói mà nhiều quả thế đấy, các hộ không được làm mô hình đến xem ai cũng tấm tắc khen và xin mấy quả về ăn thử cho biết. Quả to gấp rưỡi quả trứng vịt nên chỉ cần hái khoảng 6 - 7 quả là được 1 kg. Giá bán cho nhà máy về tận bản thu mua 10.000 đồng/kg. Gia đình em mới bán được khoảng 500.000 đồng. Trong bản nhiều nhà đã bán được từ 1,5 đến 2 triệu đồng rồi đấy.

Chị Lộc Thị Thương, 42 tuổi, trú tại bản Yên Sơn cho biết: Nhà em trồng được 70 gốc (khoảng 1,5 sào) cũng đã bán được 1,5 triệu đồng. Ông Vi Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Tri Lễ nói với chúng tôi: khi đưa mô hình trồng chanh leo về đây, vận động bà con làm cũng khó lắm. Họ không tin là cây chanh leo lại có thể mang lại thu nhập lớn cho gia đình mình nên ngay trong một nhà thì chồng đã ưng cái bụng nhưng bà vợ lại lắc đầu…

Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo xã và huyện nên cuối cùng đã chọn được 20 hộ tham gia. Trong đó có 16 hộ đồng bào Thái - Thanh, 2 hộ đồng bào Khơ Mú và 2 hộ đồng bào Mông. Các hộ được tập huấn kỹ từ cách chăm bón, đóng cọc, làm dàn và mật độ trồng. Sau khi được nhận cọc, thép làm dàn bà con bắt đầu triển khai, đến đầu tháng 10/2010 thì tiến hành trồng xong 2 ha. Cây chanh leo tại mô hình chưa kịp bén rễ thì gặp rét liên tục nên cây giống không phát triển được. Cán bộ từ huyện đến xã ai cũng lo mô hình thất bại.


Bí thư Huyện uỷ Quế Phong:
Một ha cây chanh leo, phải đầu tư khoảng 100 triệu đồng, bao gồm tiền giống, cọc bê tông, thép làm dàn và phân bón. Bù lại cây chanh leo lưu gốc được khoảng 5 năm mới phải trồng lại nên hiệu quả của nó chắc chắn sẽ cao hơn nhiều loại cây công nghiệp hiện đang gieo trồng tại Nghệ An.
Sang thánh 2/2011 thì cây chanh leo bắt đầu phát triển xanh tốt, đến đầu tháng 8/2011 cây bắt đầu ra quả bói. Đến thời điểm này thì gốc nào gốc ấy đều trĩu quả. Dù mới chín bói chưa được nhiều, mỗi ngày chỉ gom được 2-3 kg/hộ nhưng từ cuối tháng 8/2011 đến nay, tất cả 20 hộ đã nhập cho Nhà máy SX nước dứa cô đặc tại Quỳnh Lưu được gần 1,2 tấn. Tổng số tiền thu được đã xấp xỉ 12 triệu đồng. Bà con phấn khởi lắm!
"Chúng tôi đã ký hợp đồng với Nhà máy nước dứa cô đặc tại Nghệ An, có bao nhiêu sản phẩm họ tiêu thụ hết bấy nhiêu. Chúng tôi đang đề xuất với lãnh đạo nhà máy nếu diện tích cây chanh leo được mở rộng ra hàng trăm ha thì nhà máy phải tổ chức sơ chế tại địa phương để đỡ công vận chuyển về xuôi", ông Vi Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Tri Lễ cho biết.

Ngồi trên xe, ông Trần Quốc Thành, Bí thư Huyện uỷ Quế Phong phấn khởi: Tôi đi xem mô hình trồng chanh leo tại một số tỉnh, có nhiều nơi đầu tư khá giống nhau nhưng mỗi năm chanh leo chỉ ra được một lứa lại thưa quả nên năng suất thấp. Ở Tri Lễ có lẽ khí hậu mát mẻ lại không hề bị ảnh hưởng của gió Lào nên phù hợp với giống cây này. Quan sát trên từng cành cho thấy ngay cả khi quả ra lứa đầu chín, trên cành vẫn đơm hoa, kết trái nên sẽ hứa hẹn cho năng suất cao bất ngờ (17-18 tấn/ha). Sản phẩm quả chanh leo để được lâu tới hàng chục ngày, lại rất dễ tiêu thụ.
Câu chuyện làm giàu của nhà nông - Chanh leo - Cây thoát nghèo ở vùng cao
Nguồn agriviet

Mô hình trồng Rau Nhút thoát nghèo



Với đặc điểm là loài sống ở ao mương vườn, cây rau nhút rất dễ phát triển, mau cho thu nhập- đó là điều kiện để nhiều hộ nghèo phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Điển hình như anh Nguyễn Văn Đượm ở ấp Phú Đăng, xã Ngãi Đăng, huyện Mỏ Cày Nam nhà nghèo, đất ít, không vốn sản xuất, khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng, cuộc sống vất vả nên anh chọn nghề trồng rau nhút để phát triển kinh tế gia đình. Từ nhiều năm qua, gia đình anh Đượm đã rút khỏi danh sách hộ nghèo kể từ ngày chuyển sang trồng cây rau nhút.


- Sau nhiều năm đi làm thuê, làm mướn đủ nghề thấy thu nhập còn quá bấp bênh, vốn ít nên không biết phải đầu tư làm nghề gì kiếm sống. Qua tìm hiểu anh Đượm đã chọn mô hình trồng rau nhút trong mương vườn để phát triển kinh tế. Từ hiệu quả bước đầu mang lại anh rất phấn khởi bởi trồng rau nhút có nguồn lợi tương đối lớn. Bán lứa rau nhút đầu tiên anh Đượm đã có đủ điều kiện để nhân rộng mô hình. Từ đó đến nay gia đình anh luôn chọn cây rau nhút làm kinh tế chính để có thu nhập hàng ngày.

- Anh Đượm phấn khởi chia sẻ: “trồng rau nhút đến ngày thu hoạch là thương lái tìm đến tận nhà để mua nên nông dân không phải lo về vấn đề đầu ra. Giá rau nhút hiện tại từ 4.000 đến 5.000 đồng/kg, với trên 2.000m2 diện tích mặt nước trồng rau nhút mỗi tháng tôi có thu nhập trên 5 triệu đồng, từ đó cuộc sống gia đình tôi đã dần khá hơn”.

- Hành nghề trồng rau nhút đã hơn 10 năm nay nên anh đã tích lũy khá dày kinh nghiệm: theo cách làm của anh Đuợm, mỗi bụi anh tiến hành nhập chung 3 sợi rau nhút lại với nhau rồi cắm sâu giữa mương theo từng hàng, mỗi hàng cách nhau độ chừng 2m. Khoảng cách rộng để cho cây rau dễ phát triển đọt non xung quanh. Khi mới trồng xuống anh tiến hành bón khoảng 2,5kg Urê kết hợp với 3 kg phân NPK cho 1.000m2 diện tích mặt nước để cây mau phát triển, mực nước trong ao duy trì từ 1,2 - 1,5m. Từ lúc mới trồng đến sau 15 ngày là cây rau đã bắt đầu mọc tỏa xung quanh, cách khoảng 1 tháng sau là rau nhút đã nhảy tược bắt đầu thu hoạch được. Cách khoảng 3 ngày anh Đượm lại thu hoạch 1 lần, mỗi lần anh cắt từ 250 – 300kg rau nhút anh có thu nhập trên 500 ngàn đồng.

- Ngoài ra, muốn trồng rau nhút hiệu quả phải thường xuyên chăm sóc, cứ khoảng hơn 1 tháng sau khi thu hoạch, anh Đượm tiến hành thay gốc rau nhút đã già cỗi một lần và nạo vét bùn, thu dọn ao muơng vườn cho thông thoáng để rau dễ phát triển cho năng suất cao. Trong ao trồng rau nhút anh Đượm còn nuôi bèo, thả cá để có thêm thu nhập. Rau nhút là loại cây rất dễ trồng, không đòi hỏi kĩ thuật nhiều, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh nên trồng rau nhút không sợ bị thất thu như những loại cây trồng khác.

- Bằng tinh thần chịu khó, sáng tạo trong cách chọn mô hình phát triển kinh tế, nhiều năm qua gia đình anh Nguyễn Văn Đượm đã thoát nghèo và có thu nhập ổn định, đây là cách để nông dân nắm chắc thành công làm giàu một cách bền vững.

Mô hình trồng rau nhút thoát nghèo, Nguồn: Sở Nông nghiệp Bến Tre.

Kỹ thuật trồng Dưa Leo


Cây dưa leo có tên khoa hoc là Cucumis sativus L., là một loại rau ăn quả thương mại quan trọng, là thực phẩm thông dụng và được trồng phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới. Ở Việt Nam dưa leo được trồng từ Bắc tới Nam.





1. Mùa vụ

Ở các tỉnh phía nam, dưa leo có thể trồng được quanh năm, nhưng trồng tốt nhất là vụ đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 2, tháng 3 năm sau) và vụ hè thu (từ tháng 5 đến tháng 7, tháng 8).



2. Các loại giống

Hiện nay, ngoài các giống địa phương, còn có một số giống lai F1 năng suất cao như: Mummy 331, Mỹ trắng 3252, dưa leo 179, TN 883, dưa leo 702, dưa leo Caesar 17. Tùy theo cách trồng mà có thể chuẩn bị khoảng 50 – 80 gram hoạt giống cho một 1.000 m2. Ngâm hạt giống trong nước nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong 1 giờ. Rồi vớt hạt ra để ráo nước và dùng khăn ẩm bọc lại, ủ cho đến khi nứt nanh (khoảng 24 giờ) thì đem gieo. Có thể gieo trực tiếp ra ruộng hay gieo vào khay xốp rồi sau đó 7 ngày mới đem cây con ra ruộng trồng. Nếu gieo cây con vào khay thì làm như sau:

- Môi trường gieo cây con: phân hữu cơ, xơ dừa và cát với tỉ lệ 3:2:1 + 2 kg HVP Organic/1 m3 giá thể.


- Gieo và cách chăm sóc cây con: sau khi ủ nứt nanh, hạt được gieo vào bầu đất chứa môi trường gieo, sau đó tưới ẩm khay. Khay ươm cây con được đặt trong nhà ươm có máy che mưa, tưới ẩm ngày 2 lần, 7 ngày sau khi gieo thì trồng cây con ra ruộng.



- Chuẩn bị đưa cây con ra trồng: tưới bằng vòi phun cho cây ướt đều trước khi đem trồng.



3. Kỹ thuật trồng dưa leo

a) Chuẩn bị đất trồng và mật độ trồng

- Dưa leo có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, tơi xốp và có độ màu mỡ cao. Sau khi trồng một vài vụ nên luân canh với cây lúa nước hoặc một số cây trồng khác họ bầu bí khác như hành, ngò, rau cải…(không luân canh với những cây thuộc họ bầu bí) để hạn chế sâu bệnh.

+ Ở vụ Đông xuân (mùa khô) lên liếp rộng khoảng 1 - 1,2 m, cao 20 – 25 cm, chừa mương rộng khoảng 50 – 70 cm để chứa nước tưới. Mỗi liếp trồng hai hàng cách nhau 40 – 50 cm, mỗi hốc cách nhau khoảng 20 – 25 cm, mỗi hốc gieo 1 – 2 hạt, nên gieo thêm một số hạt vào bầu đất để trồng dặm.

+ Ở vụ hè thu (mùa mưa) phải lên liếp cao hơn (khoảng 25 – 30 cm), liếp rộng khoảng 60 – 70 cm, mương rộng khoảng 50 - 70 cm và phải có hệ thống thoát nước tốt. Mỗi liếp trồng 1 hàng, các hốc cách nhau 25 – 30 cm, gieo mỗi hốc 1 – 2 hạt.

- Trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày, nên bón lót vôi bột, phân chuồng hoai mục, super lân, phân hữu cơ sinh học HVP 401B, HVP Organic, DAP và Kali (rãi đều trên mặt liếp trồng), sau đó xới lại để trộn vôi, phân vào đất nhằm làm tăng pH đất thích hợp cho cây dưa leo đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây thời kỳ đầu. Sau đó tiến hành phủ bạt nilon, đục lỗ trồng.


b) Làm giàn

Có thể làm giàn trước hoặc ngay sau khi trồng hoặc khi cây có tua cuốn. Cắm chà bằng chà tre hay có thể làm gàn bằng lưới nilon, chà cao 2 – 2,5 m, cắm theo hình chữ A.

c) Chăm sóc

Khi cây mọc khỏi mặt đất, trồng dặm những cây bị chết, thường xuyên vắt ngọn 3 – 4 ngày 1 lần giúp cây bò lên giàn tốt, thăm đồng thường xuyên kiệp thời phát hiện sâu bệnh hại để phòng trừ. Ở giai đoạn từ sau khi trồng đên 30 ngày sau trồng khi phát hiện cây bị virus phải nhổ bỏ ngay để tránh lây lang.

d) Bón phân

- Lượng phân: Mỗi 1000 m2 bón khoảng 1 - 1,5 tấn phân chuồng mục + 100 kg vôi + 50 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 2 kg HVP Organic + 20 - 30 kg Urea + 20 - 25 kg Kali + 30 – 40 kg Super lân + 30 – 35 kg DAP + 20 – 25 kg NPK (20 – 20 – 15) .



- Cách bón:

+ Bón lót trước khi trồng: Bón lót toàn bộ vôi, phân chuồng, super lân, phân hữu cơ sinh học HVP 401B, HVP Organic + 5 – 6 kg DAP + 3 kg Basudin 10H. Bón rãi theo hàng hay rãi đều trên mặt liếp rồi sau đó xới đất lấp phân lại.

+ Bón thúc lần 1: bón vào lúc cây có 4 – 5 lá, sắp có tua cuống với lượng 17 – 20 kg DAP + 10 -15 kg Urea + 10kg Kali. (đục lỗ các gốc khoảng 15 cm bỏ phân lấp đất lại sau dó tưới nước hay pha loãng lượng phân trên vào nước để tưới. Chú ý: sau khi tưới phân xong nên tưới nước lại để tránh phân làm cháy rễ cây).

+ Bón thúc lần 2: khi cây sắp ra hoa đầu tiên 15 – 20 kg DAP + 15 kg Kali + 10 – 15 kg Urea

+ Trong thời gian thu hoạch, cứ sau 2 – 3 đợt hái trái pha loãng phân NPK (20-20-15) tưới bổ sung một lần (mỗi lần pha khoảng 5 – 7 kg NPK (20-20-15), chú ý pha loãng để tránh làm hư rễ cây. Nhằm cung cấp dinh dưỡng kiệp thời cây cho cây nhiều trái hơn giảm số quả bị đèo.



- Phân bón lá: Sử dụng các loại phân bón lá để cung cấp kịp thời và hiệu quả nguồn vi lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Có thể sử dụng các sản phẩm phân bón lá theo quy trình sau:

+ Khi cây có 3 – 4 lá thật phun HVP 401.N Bầu – Bí – Dưa – Cà - Ớt, 7 ngày phun lập lại 1 lần giúp cây phát triển tốt thân, lá và rễ, đến trước khi cây bắt đầu ra hoa rộ thì ngưng phun.

+ Khi thấy cây chuẩn bị ra hoa rộ phun HVP Auxin Organic 1 lần giúp cây ra nhiều hoa, đậu nhiều trái. Khi cây bắt đầu ra hoa và đậu trái rộ phun HVP Giàu Canxi + Giàu Bo + Giàu Lân + Giàu Manhê để cung cấp kiệp thời dinh dưỡng cho cây và tăng đậu trái. Sau đó tiếp tục sử dụng HVP 401.N Bầu – Bí – Dưa – Cà - Ớt phun, 7 ngày phun lập lại 1 lần để giúp trái to màu sắc đẹp.



4. Một số bệnh hại trên cây dưa leo và cách phòng trừ

a) Sâu hại

- Sâu xám, dế: Thường xuất hiện lúc cây con, cắn ngang thân làm chết cây, dùng Basudin 10H rãi vào đất (cùng với lúc làm đất khoảng 3kg/1000 m2).



- Sâu vẽ bùa: Thường xuất hiện và gây hại trong suốt vụ, làm hư hại bộ lá, diệt trừ bằng các loại thuốc như Vertimex, Sherpa, Polytrin, Trigard



- Bọ trĩ: thường trập trung ở các đọt non để chích hút nhựa cây, làm dưa chùn ngọn không phát triển được và tác nhân lây lang bệnh do virus, diệt trừ bằng các loại thuốc như: Confidor, Regent, Polytrin, Selecron.



- Sâu xanh ăn lá: Thường cắn phá lá và vỏ trái làm lá bị hư hại, vỏ trái bị sẹo, diệt trừ bằng các loại thuốc như: Polytrin, Karate, Sherpa



b) Bệnh hại



- Bệnh virus: trong giai đoạn 10 – 30 NST thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để nhổ bỏ triệt để cây nhiễm bệnh và phòng trừ nhóm con trùng chích hút (bọ trĩ, bọ phấn trắng, rầy mềm).



- Đối với các bệnh do nấm gây ra như: bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh phấn trắng, bệnh héo vàng …, thực hiện theo quy trình phòng trừ bệnh như sau:

+ 12 – 15 ngày sau trồng phun Amictar 250SC (10 ml/bình 16 lít nước phun 2 bình/1000 m2).

+ 19 – 22 ngày sau trồng phun Ridomil Gold 68WG (40g/bình 16 lít nước phun 3 bình/1000 m2).

+ 30 – 35 ngày sau trồng phun Aliette 800WG (30g/bình 16 lít nước phun 4 bình/1000 m2).



5. Thu hoạch

Sau khi gieo khoảng 30 – 40 ngày tùy theo giống và chăm sóc thì dưa cho thu hái trái. Những trái lớn, da láng bóng, rụng hết gai là có thể thu hái được, không nên để trái lớn quá mới hái như vậy sẽ ăn không ngon và ảnh hưởng đến các đợt thu trái sau. Khoảng 1 - 2 ngày thu hái một lần tùy theo đợt ra trái rộ. Nếu biết cách chăm sóc tốt một vụ có thể cho thu từ 20 – 30 đợt trái.



Kỹ thuật trồng dưa leo, Nguồn: Khuyến nông Việt Nam.

Kỹ thuật trồng Khổ Qua Lai F1 năng suất cao

 



Những năm gần đây mô hình trồng rau màu theo hướng an toàn được áp dụng rộng rãi và phát huy hiệu quả mang lại lợi nhuận đáng kể cho nhiều nông dân. Ông Lê Văn Thành ở ấp Vĩnh Khánh, xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam nhiều năm liền trúng vụ trồng khổ qua đã vươn lên làm giàu.

- Ông Thành phấn khởi nói: Nhờ áp dụng phương pháp trồng rau an toàn được Hội Nông dân xã và Trạm Bảo vệ thực vật huyện triển khai tập huấn kĩ thuật, ông Thành đã áp dụng trồng cây khổ qua rất hiệu quả. Hiện nay, vườn khổ qua nhà ông đang vào vụ thu hoạch rộ, giá bán từ 4.000 đến 5.000 đồng/kg, vào vụ Tết hàng năm giá có thể lên đến 13.000 đến 15.000 đồng/kg. Vụ này với 2.000m2 đất canh tác trồng khổ qua ông Thành thu lãi gần 20 triệu đồng.

- Là loài dây leo nên trồng khổ qua không khó nhưng tốn rất nhiều công sức để làm giàn và chăm sóc thường xuyên. Khi dây khổ qua bắt đầu mọc lên dài khoảng 1 tấc là tiến hành bắt giàn cho dây leo. Nên thường xuyên ngắt đọt non để dây khổ qua tiếp tục đẻ nhiều nhánh. Ở giai đoạn cây ra bông đậu trái nên cung cấp đầy đủ lượng nước tưới đảm bảo cho cây phát triển.

- Ưu điểm của giống khổ qua lai F1 rất dễ trồng, sinh trưởng nhanh, trái to, thịt vỏ dày, năng suất cao. Đã nhiều năm sống chuyên canh nhờ trồng màu, ông Thành đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm: Cây khổ qua thích hợp với đất tơi xốp, trước khi trồng ông Thành đã tiến hành đào liếp cao khoảng 1 tấc rồi phủ một lớp mỏng phân hỗn hợp trên liếp gồm 50 kg phân chuồng kết hợp với hỗn hợp 20 kg phân NPK (20-20-15) và DAP để tạo nguồn dinh dưỡng sẵn trong đất. Ngoài ra ông Thành còn trộn thêm một ít vôi để khử trùng gây hại rễ và hạt giống. Sau đó tiến hành lấp thêm một lớp đất cao khoảng 1 tấc rồi mới tiến hành đào lỗ bỏ hạt. Đến khoảng 15 ngày sau khi cây đã đầy đủ lá bắt đầu vun gốc cung cấp đủ đất cho rễ cây phát triển. Sau khi gieo hạt khoảng 35 ngày, khổ qua đã bắt đầu cho trái. Thời gian thu hoạch trái có thể kéo dài khoảng 80 ngày. Kể từ lúc cây cho trái cứ cách 2 ngày ông Thành lại thu hoạch 1 lần với gần 200 kg khổ qua.

- Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn rau sạch bước đầu mang lại hiệu quả cao, ông Thành cho biết: việc chỉ sử dụng phân hữu cơ vi sinh giúp cây phát triển khỏe, ít sâu bệnh, không phải tốn nhiều phân thuốc hóa học (giảm được 80% lượng thuốc bảo vệ thực vật) mà cây vẫn phát triển tốt, cho năng suất cũng không kém, trái to, đều và bóng đẹp. Để cải tạo đất hàng năm ông Thành còn luân canh đổi vụ các loại cây trồng khác để tăng năng suất.

- Trồng rau theo hướng an toàn vừa đảm bảo sản phẩm sạch, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, vừa cho năng suất cao, chính vì thế mô hình trồng rau sạch theo hướng an toàn của ông Thành đã được rất nhiều nông dân áp dụng vào sản xuất rau màu tăng thu nhập kinh tế góp phần giúp nhiều nông dân đã mau thoát nghèo.

Kỹ thuật trồng khổ qua Lai F1 năng suất cao, Nguồn: Sở Nông nghiệp Bến Tre

Kỹ thuật trồng Khổ Qua bán Tết

 







Những ngày này, nhiều hộ nông dân ở Củ Chi, Hóc Môn (TP HCM) đã tranh thủ xuống giống khổ qua (mướp đắng) để bán Tết.



- Anh Bùi Văn Lợi ngụ xã Tân Thạnh Tây (Củ Chi) vui mừng bảo: “Tôi trồng khổ qua chưa bao giờ lỗ, chỉ lãi nhiều hay ít mà thôi. Đây là giống khổ qua lai rất dễ trồng và cho thu quả nhanh”. Vừa nói, anh vừa dẫn chúng tôi đi xem vườn khổ qua rộng 4.000 m2 của gia đình mình.



- Chia sẻ kinh nghiệm trồng khổ qua lai, anh Lợi bảo: “Nhờ áp dụng phương pháp trồng rau an toàn được Hội Nông dân xã và Trạm BVTV triển khai tập huấn kĩ thuật, mình đã áp dụng trồng cây khổ qua rất hiệu quả. Hiện nay, vườn khổ qua đang bắt đầu hái, giá bán sỉ từ 8.000 đến 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, càng gần Tết, giá sẽ càng tăng, dự kiến vào giữa vụ (khoảng 20 ngày nữa), giá có thể lên đến 15.000 đến 17.000 đồng/kg. Vụ Tết này, với 4.000m2 đất canh tác trồng khổ qua tôi chắc chắn sẽ thu lãi gần 80 triệu đồng”.

Anh Lợi cũng chia sẻ, khổ qua là loại cây thích hợp với loại đất thịt pha cát tơi xốp. Sau khi trồng khoảng 10 ngày, nông dân bắt đầu làm liếp để dây khổ qua bò lên. Liếp chủ yếu làm bằng tre hoặc nứa, có thể sử dụng từ 3 đến 4 vụ nếu biết giữ gìn. Sau đó là chăm sóc bằng cách tưới nước đều đặn và bón phân NPK. Khi quả thụ phấn từ 8 đến 10 ngày là bắt đầu cho thu hoạch. Lúc thu hoạch, dùng kéo cắt nhẹ cuống để không ảnh hưởng đến trái non. Khổ qua rất sai quả, có thể thu hoạch 2 ngày/lần trong vòng 50 ngày/vụ, mang lại nguồn thu ổn định, đều đặn cho nông dân.



- Theo ông Nguyễn Văn Phước - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thạnh Tây, hiện nay ở xã có khoảng gần 50 hộ nông dân trồng khổ qua, chiếm diện tích hơn 40 ha. Nông dân trong xã chủ yếu trồng khổ qua lai, giống Vino 04 với nhiều ưu điểm như quả to, cùi dày, màu xanh đẹp, vỏ cứng, thích hợp vận chuyển đường xa và bảo quản lâu. Cũng theo ông Phước, khổ qua đã được nông dân Tân Thạnh Tây trồng từ khá lâu nhưng giống khổ qua lai Vino 04 này mới được du nhập vào địa phương chừng gần 1 năm và bước đầu đem lại hiệu quả cao.



- Không chỉ riêng xã Tân Thạnh Tây mà ở xã Tân Hiệp (Hóc Môn) nông dân trồng khổ qua lai Vino 04 cũng đang được hưởng niềm vui được mùa trúng giá. Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Nông dân xã khẳng định, giống khổ qua lai đã mang đến luồng sinh khí mới cho nhiều hộ dân trong địa phương.



– Bà Cúc nói: “Mấy năm nay, người trồng rau màu ở Tân Hiệp rất lúng túng khi chọn cây trồng xuống giống vụ Tết mặc dù biết lượng hàng hóa tiêu thụ chắc chắn sẽ tăng. Nguyên nhân là do giá cả thị trường biến động không ngừng, thời tiết, khí hậu cũng bấp bênh làm nhiều phen nông dân bị hỏng ăn dịp cuối năm. Từ hồi cây khổ qua Vino 04 xuất hiện ở địa phương, nó đã được người dân đón nhận nhiệt tình. Biểu hiện rõ nhất là hiện nay, tại Tân Hiệp có nhiều trang trại trồng khổ qua lai Vino 04 này với diện tích lên đến 5 - 6 ha”.



- Một trong những trang trại như vậy là của anh Đặng Văn Sơn, xã Tân Hiệp. Tiếp xúc với chúng tôi, anh Sơn cho biết: “Mình đã đầu tư gần 400 triệu đồng tiền giống, vốn vào trang trại khổ qua này. Hiện nay, cây đang chuẩn bị cho những lứa trái đầu tiên. Nguồn hàng tiêu thụ mình cũng liên hệ được với một số cửa hàng đầu mối ở chợ nông sản Hóc Môn nhận tiêu thụ với số lượng lớn. Giá khổ qua hiện nay đang dao động ở mức 14.000/kg nhưng chắc chắn gần Tết sẽ tăng hơn nữa. Vì vậy, trang trại khổ qua này sẽ thu lãi gần gấp 2 lần số vốn mà mình bỏ ra”.



Kỹ thuật trồng khổ hoa bán Tết, Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam.

Kỹ thuật trồng Ớt


I. Giới thiệu

Ớt cay được xem là cây gia vị nên có mức tiêu thụ ít. Gần đây ớt trở thành một mặt hàng có giá trị kinh tế vì ớt không chỉ là gia vị tươi mà còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu để bào chế các thuốc trị ngoại khoa như phong thấp, nhức mỏi, cảm lạnh hay nội khoa như thương hàn, cảm phổi, thiên thời... nhờ tính chất capsaicine chứa trong trái. Nhờ vậy nhu cầu và diện tích ớt ở nhiều nước có chiều hướng gia tăng.
Ở Việt Nam việc canh tác ớt chưa được quan tâm, phần lớn canh tác lẻ tẻ, không đầu tư thâm canh cao nên năng suất thấp, thường chỉ đạt 800 - 1.000kg ớt tươi /1.000m2.

II. Đặc tính sinh học
- Rễ: Ớt có rễ trụ, nhưng khi cấy rễ phân nhánh mạnh và cây phát triển thành rễ chùm, phân bố trong vùng đất cày là chính.

- Thân: khi cây già phần gốc thân chính hóa gỗ, dọc theo chiều dài thân có 4-5 cạnh. Thân có lông hoặc không lông, cây cao 35 - 65 cm, có giống cao 125 - 135 cm. Ớt phân tán mạnh, kích thước tán thay đổi tùy theo điều kiện canh tác và giống.

- Lá: Mọc đơn, đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình trứng đến bầu dục, phiến lá nhọn ở đầu, lá màu xanh nhạt hoặc đậm, có lông hoặc không lông.

- Hoa: Lưỡng phái, mọc đơn hoặc thành chùm 2 - 3 hoa. Hoa nhỏ, dài, hoa màu xanh có hình chén, lá đài nhỏ, hẹp và nhọn. Tràng hoa có 6 - 7 cánh màu trắng hoặc tím. Số nhị đực bằng số cánh hoa và mọc quanh nhụy cái. Phần trong cánh hoa có lỗ tiết mật.
Hoa ớt có thể tự thụ phấn hay thụ phấn chéo do côn trùng vì ớt thuộc loại tiền thư, thụ phấn chéo có ý nghĩa lớn ở ớt cay, tỷ lệ thụ phấn chéo từ 10 - 40 % tùy giống, do đó cần chú ý trong công tác để giống và giữ giống thuần.

- Trái: Trái có 2 - 4 thùy, dạng trái rất thay đổi từ hình cầu đến hình nón, bề mặt trái có thể phẳng, gợn sóng, có khía hay nhẵn; trái khi chín có màu đỏ đen vàng; trái không cay hay rất cay.
+ Chiều dài và dạng trái đóng vai trò quan trọng trong việc chọn giống ớt xuất khẩu dưới dạng quả khô. Ớt quả khô nguyên trái phải dài hơn 9 cm và khi khô không rời cuống. Việc chế biến ớt bột không đòi hỏi tiêu chuẩn về kích thước và dạng trái nhưng yêu cầu về màu sắc, độ cay và tỷ lệ tươi/khô khi phơi; ớt trái to ở nước ta có tỷ lệ tươi/khô là 6,5:1 trong khi ớt trái nhỏ có tỷ lệ này là 8:1. Trái chưá nhiều hạt tròn dẹp, nhỏ có màu nâu sáng,
+ Ớt là cây chịu nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng là 18 - 30 độ C. Nhiệt độ cao trên 32 độ C và thấp dưới 15 độ C. Cây tăng trưởng kém và hoa dễ rụng. Ớt là cây không quang cảm, tuy nhiên trong điều kiện ngày ngắn các giống ớt cay phát triển tốt và cho năng suất cao. Ớt chịu đựng được điều kiện che rợp đến 45%, nhưng che rợp nhiều hơn ớt chậm trổ hoa và rụng nụ.

III. Phân loại ớt
Hiện nay nhiều nơi vẫn canh tác giống địa phương là chính. Giống trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi. Ngoài ra Viện Nghiên Cứu NN Hà Nội công bố bộ sưu tập với 117 giống nội địa (1987), điều này chứng minh nguồn giống ớt phong phú, đa dạng chưa được biết đến ở nước ta. Tuy nhiên giống địa phương bị lai tạp nên thoái hóa, quần thể không đồng đều và cho năng suất kém, trong khi các giống F1 có khả năng cho năng suất vượt trội trong điều kiện thâm canh cao nên bắt đầu được ưa chuộng và đang thay thế dần các giống địa phương.

1. Giống lai F1
- Giống Chili (công ty Trang Nông phân phối): Trái to, dài 12 - 13 cm, đường kính trái 1,2 - 1,4cm; trọng lượng trung bình trái 15 - 16 gram, dạng trái chỉ địa, trái chín đỏ, cứng, cay trung bình, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Cây cao trung bình 75 - 85 cm, sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh tốt và cho năng suất cao.

- Giống số 20 (công ty Giống Miền Nam phân phối): sinh trưởng mạnh, phân tán lớn, ra nhiều hoa, dễ đậu trái, bắt đầu cho thu hoạch 85 - 90 ngày sau khi cấy, cho thu hoạch dài ngày và chống chịu tốt bệnh virus. Trái ớt chỉ địa dài 14 - 16 cm, thẳng, ít cay, trái cứng nên giữ được lâu sau thu hoạch, năng suất 2 - 3 tấn/1.000m2.

- Giống TN 16 (công ty Trang Nông phân phối): Cho thu hoạch 70 - 75 ngày sau khi gieo, trái chỉ thiên khi chín đỏ tươi, rất cay, dài 4 - 5 cm, đường kính 0,5 - 0,6cm, trọng lượng trung bình 3 - 4g/trái, đậu nhiều trái và chống chịu khá với bệnh thối trái, sinh trưởng tốt quanh năm.

- Giống Hiểm lai 207 (công ty Hai Mũi Tên Đỏ phân phối): Giống cho trái chỉ thiên, dài 2 - 3 cm, trái rất cay và thơm, năng suất 2 - 3 kg trái/cây, chống chịu khá bệnh thán thư.

2. Giống địa phương
- Giống Sừng Trâu: Bắt đầu cho thu hoạch 60 - 80 ngày sau khi cấy. Trái màu đỏ khi chín, dài 12 - 15 cm, hơi cong ở đầu, hướng xuống. Năng suất 8 - 10 tấn/ha, dễ nhiễm bệnh virus và thán thư trên trái.

- Giống Chỉ Thiên: Bắt đầu cho trái 85 - 90 ngày sau khi cấy. Trái thẳng, bóng láng, dài 7 - 10 cm, hướng lên, năng suất tương đương với ớt Sừng nhưng trái cay hơn nên được ưa chuộng hơn.

- Giống Ớt Hiểm: Cây cao, trổ hoa và cho trái chậm hơn 2 giống trên nhưng cho thu hoạch dài ngày hơn nhờ chống chịu bệnh tốt. Trái nhỏ 3 - 4 cm nên thu hoạch tốn công, trái rất cay và kháng bệnh đén trái tốt nên trồng được trong mùa mưa.

IV. Kỹ thuật trồng
1. Thời vụ
Ở đồng bằng sông Cửu Long ớt có thể trồng quanh năm, tuy nhiên trong sản xuất thường canh tác ớt vào các thời vụ sau:
- Vụ sớm: Gieo tháng 8 - 9, trồng tháng 9 - 10, bắt đầu thu hoạch tháng 12 - 1 duơng lịch (dl) và kéo dài đến tháng 4 - 5 năm sau. Vụ này ớt trồng trên đất bờ líp cao không ngập nước vào mùa mưa. Ớt trồng mùa mưa đỡ công tưới, thu hoạch trong mùa khô dễ bảo quản, chế biến và thời gian thu hoạch dài, tuy nhiên diện tích canh tác vụ này không nhiều.

- Vụ chính (Đông Xuân): Gieo tháng 10 - 11, trồng tháng 11 - 12, bắt đầu thu hoạch tháng 2 - 3 dl. Trong vụ này cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh.

- Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4 - 5 trồng tháng 5 - 6 thu hoạch 8 - 9 dl. Mùa này cần trồng trên đất thoát nước tốt để tránh úng ngập và chọn giống kháng bệnh thán thư.

2. Chuẩn bị cây con
Lượng hạt giống gieo đủ cấy cho 1.000m2 từ 15 - 25 gram (150 - 160 hột/g). Diện tích gieo ương cây con là 250 m2. Chọn đất cao ráo hay làm giàn cách mặt đất 0,5 - 1 m, lót phên tre hay lá chuối rồi đổ lên trên một lớp đất, phân, tro dày 5 - 10 cm rồi gieo hạt. Cách này dễ chăm sóc cây con và ngăn ngừa côn trùng hoặc gia súc phá hại. Cũng có thể gieo hạt thẳng vào bầu hay gieo theo hàng trên líp ương. Hạt ớt thường nẩy mầm chậm, 8 - 10 ngày sau khi gieo mới mọc khỏi đất, cây con cấy vào lúc 30 - 35 ngày tuổi, có sử dụng màng phủ cây con nên cấy sớm lúc 20 ngày tuổi.

3. Cách trồng
Đất trồng ớt phải được luân canh triệt để với cà chua, thuốc lá và cà tím. Trồng mùa mưa cần lên líp cao vì ớt chịu úng kém. Khoảng cách trồng thay đổi tùy thời gian dự định thu hoạch trái, nếu ăn trái nhanh (4 - 5 tháng sau khi trồng) nên trồng dày, khoảng cách trồng 50 x (30 - 40) cm, mật độ 3.500 - 5.000 cây/1.000m2; nếu muốn thu hoạch lâu nên trồng thưa, 70 x (50 - 60) cm, mật độ 2.000 - 2.500 cây/1.000m2.

4. Sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt plastic)
4.1 Mục đích

a. Hạn chế côn trùng và bệnh hại: Mặt màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh sáng mặt trời nên giảm bù lạch, rầy mềm, giảm bệnh do nấm tấn công ở gốc thân và đốm trên lá chân

b. Ngăn ngừa cỏ dại: Mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt cỏ bị chết trong màng phủ.

c. Điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất: Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi nước trong mùa nắng, hạn chế lượng nước mưa nên rễ cây không bị úng nước, giữ độ ẩm ổn định và mặt đất tơi xốp, thúc đẩy rễ phát triển, tăng sản lượng.

d. Giữ phân bón: Giảm rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít bay hơi nên tiết kiệm phân.

e. Tăng nhiệt độ đất: Giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thời điểm mưa dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh.

f. Hạn chế độ phèn, mặn: Màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn.

4.2 Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp
- Vật liệu và qui cách: Dùng 2 cuồn màng phủ khổ rộng 0.9-1m trồng ớt hàng đơn, còn hàng đôi 1,5 cuồn màng khổ 1,2 - 1,4 m, diện tích vải phủ càng rộng thì hiệu quả phòng trừ sâu bệnh càng cao. Chiều dài mỗi cuồn màng phủ là 400 m, khi phủ liếp mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống.

- Lên liếp: Lên liếp cao 20 - 40 cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải làm bằng phẳng không được lồi lõm vì rễ khó phát triển và màng phủ mau hư, ở giữa liếp hơi cao hai bên thấp để tiện việc tưới nước.

- Rãi phân lót: Liều lượng cụ thể hướng dẫn bên dưới, nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì màng phủ hạn chế mất phân và không bị cỏ dại canh tranh. Có thể giảm bớt 20% lượng phân so với không dùng màng phủ.

- Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh như Oxyt đồng hoặc Copper B (20 g/10 lít) hoặc Validacin (20 cc/10lít) đều trên mặt liếp trước khi đậy màng phủ.

- Đậy màng phủ: Mùa khô nên tưới nước ngay hàng trồng cây trước khi đậy màng phủ. Khi phủ kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây chì bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10 cm ghim sâu xuống đất (dây chì sử dụng được nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạc ghim mé liếp.

5. Bón phân: (tương tự cà chua)
Tùy theo loại đất, mức phân bón trung bình toàn vụ cho 1.000m2 như sau:
20 kg Urea + 50 kg Super lân + 20 kg Clorua kali + 12 kg Calcium nitrat + (50 - 70) kg 16 - 16 - 8 + 1 tấn chuồng hoai + 100 kg vôi bột, tương đương với lượng phân nguyên chất (185 - 210N)-(150 - 180P2O5)-(160 - 180K2O) kg/ha.

* Bón lót: 50 kg super lân, 3 kg Clorua kali, 2 kg Calcium nitrat, 10 - 15 kg 16 - 16 - 8, 1 tấn phân chuồng và 100 kg vôi. Vôi rải đều trên mặt đất trước khi cuốc đất lên liếp, phân chuồng hoai, lân rãi trên toàn bộ mặt liếp xới trộn đều. Nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì phân nằm trong màng phủ ít bị bốc hơi do ánh nắng, hay rửa trôi do mưa.

* Bón phân thúc:
- Lần 1: 20 - 25 ngày sau khi cấy (giống thấp cây) và 20 ngày sau khi cấy (giống cao cây). Lượng bón: 4 kg Urê, 3 kg Clorua kali, 10 kg 16 - 16 - 8 + 2 kg Calcium nitrat. Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng cà hoặc đục lổ màng phủ giữa 2 gốc cà.

- Lần 2: 55-60 ngày sau khi cấy, khi đã đậu trái đều.
Lượng bón: 6 kg Urê, 5 kg Clorua kali, 10-15 kg 16-16-8 + 2 kg Calcium nitrat. Vén màng phủ lên rãi phân phía còn lại cà hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc cà.

- Lần 3: Khi cây 80-85 ngày sau khi cấy, bắt đầu thu trái.
Lượng bón: 6 kg Urê, 5 kg Clorua kali, 10-15 kg 16-16-8 + 3 kg Calcium nitrat. Vén màng phủ lên rãi phân phía còn lại hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc cà.

- Lần 4: Khi cây 100 - 110 ngày sau khi cấy, thúc thu hoạch rộ (đối với ớt sừng dài ngày).
Lượng bón: 4 kg Urê, 4 kg Clorua kali, 10 - 15 kg 16 - 16 - 8 + 3 kg Calcium nitrat. Vén màng phủ lên rãi phân hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc cà.

- Chú ý:
+ Ớt thường bị thối đuôi trái do thiếu canxi, do đó mặc dù đất được bón vôi đầy đủ trước khi trồng hoặc bón đủ Calcium nitrat nhưng cũng nên chú ý phun bổ sung phân Clorua canxi (CaCl2) định kỳ 7 - 10 ngày/lần vào lúc trái đang phát triển để ngừa bệnh thối đuôi trái..
+ Nếu không dùng màng phủ, nên chia nhỏ lượng phân hơn và bón nhiều lần để hạn chế mất phân.
+ Nhằm góp phần tăng năng suất và phẩm chất trái, nhất là trong mùa mưa có thể dùng phân bón lá vi lượng như MasterGrow, Risopla II và IV, Miracle,... Bayfolan, Miracle... phun định kỳ 7 - 10 ngày/lần từ khi cấy đến 10 ngày trước khi thu hoạch.
6. Chăm sóc

6.1 Tưới nước

Ớt cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới rảnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3 - 5 ngày tưới/lần. Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu.

6.2 Tỉa nhánh
Thông thường các cành nhánh dưới điểm phân cành đều được tỉa bỏ cho gốc thông thoáng. Các lá dưới cũng tỉa bỏ để ớt phân tán rộng

6.3 Làm giàn
Giàn giữ cho cây đứng vững, để cành lá và trái không chạm đất, hạn chế thiệt hại do sâu đục trái và bệnh thối trái làm thiệt hại năng suất, giúp kéo dài thời gian thu trái. Giàn được làm bằng cách cắm trụ cứng xung quanh hàng ớt dùng dây chì giăng xung quanh và giăng lưới bên trong hoặc cột dây nilong lúc cây chuẩn bị trổ hoa.

V. Thu hoạch và để giống
- Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt nhẹ nhàng cả cuống trái mà không làm gãy nhánh. Ơt cay cho thu hoạch 35 - 40 ngày sau khi trổ hoa, ở các lứa rộ thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1 - 2 ngày thu 1 lần, nếu chăm sóc tốt năng suất trái đạt 20 - 30 tấn/ha.

- Làm giống nên chọn cây tốt, cách ly để tránh lai tạp làm giảm giá trị giống sau này. Chọn trái ở lứa thu hoạch rộ, để chín chín hoàn toàn trên cây, hái về để chín thêm vài ngày rồi mổ lấy hạt, phơi thật khô, để vào chai lọ kín và để nơi khô ráo. Hạt ớt chứa nhiều chất béo, do đó hạt khô thường hút nước lại và gia tăng ẩm độ, vì vậy trữ hạt ở điếu kiện nóng ẩm (ẩm độ trữ hơn 70% và nhiệt độ 20 độ C) hạt mất khả năng nẩy mầm 50% trong thời gian 3 tháng và mất khả năng nẩy mầm hoàn toàn trong thời gian 6 tháng. Trữ hạt trong điều kiện khô, kín (ẩm độ 20%, nhiệt độ là 25 độ C), hạt khô (ẩm độ 5%) có thể giữ độ nẩy mầm 80% trong 5 năm.

- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thuận lợi cho việc canh tác ớt và khả năng xuất khẩu ớt thu ngoại tệ cũng không nhỏ. Tuy nhiên để thực hiện được điều đó cần chú ý những điểm như sau:

- Các giống ớt địa phương hiện trồng có năng suất còn thấp và tỷ lệ ớt tươi/khô cũng thấp.

- Ớt xuất khẩu thường ở dạng khô. Phương pháp làm ớt khô bắng cách phơi ớt tươi trực tiếp ngoài nắng thường làm ớt mất màu, không phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra việc phơi nắng kéo dài trong 10 - 20 ngày tạo điều kiện cho bệnh đén trái tiếp tục phát triển trong thời gian phơi và làm mất phẩm chất ớt.
Ớt xuất khẩu và dùng trong chế biến thực phẩm còn đòi hỏi các tiêu chuẩn như độ cay, mùi hương mà các giống trồng hiện chưa đáp ứng được. Do đó cần chú ý công tác chọn tạo giống và kỹ thuật chế biến ớt, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu thì cây ớt mới có giá trị kinh tế cao.


Kỹ thuật trồng Ớt, Nguồn: Khoa Nông nghiệp - Đại học Cần Thơ

Sâu bệnh hại Gừng

 


1. Sâu hại gừng



- Thành phần sâu hại trên cây gừng nói chung ít và tác hại không đáng kể. Một số sâu hại có thể thấy là:
- Châu chấu sống lưng vàng, châu chấu mía, dế dũi, bọ dừa nâu, rầy trắng lớn, rầy xanh, rệp sáp, bọ trĩ. Ngoài loài dế dũi hại rễ và gốc, các loài khác gây hại trên lá gừng.

2. Bệnh hại cây gừng
Các bệnh chủ yếu thường thấy là bệnh cháy lá, bệnh thối củ do nấm và thối củ do vi khuẩn.
a. Bệnh cháy lá
Tác nhân gây bệnh là nấm piricularia grisea
- Triệu chứng tác hại:
Trên phiến lá vết bệnh đầu tiên là những đốm màu xanh tái, sau đó vết bệnh lớn lên, đường kính 3-7mm, giữa có màu nâu xám, xung quanh viền nâu đậm. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau tạo thành mảng cháy lớn trên lá. Vết bệnh có thể xuất hiện ở đỉnh hoặc mép lá, tạo thành mảng cháy lan rộng vào trong phiến là. Bệnh nặng có thể làm phần lớn lá gừng bị cháy xơ xác, củ ít và nhỏ.
- Biện pháp phòng trừ
+ Thu dọn tàn dư cây sau thu hoạch
+ Trồng mật độ vừa phải, bón phân cân đối NPK
+ Ngắt bỏ sớm những lá bị bệnh.
+ Phun thuốc kasai, Trizole, Carbenzim, Benomyl. Theo nồng độ khuyến cáo.

b. Bệnh thối khô củ
- Tác nhân gây bênh: Nấm Rhizotonia solani
Triệu chứng, tác hại
Đầu tiên vết bệnh xuất hiện ở bẹ lá chỗ gốc cây gần mặt đất, là những đốm màu nâu xám, rộng khoảng 3-5mm. Sau đó vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh viền nâu đen. Lá bị bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc làm thối một phần củ, vết thối khô hơi xốp. Bệnh nặng có hể làm cây chết và củ bị thối hoàn toàn.
- Biện pháp phòng trừ
+ Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch
+ Lên luống cao cho thoát nước, bón phân hữu cơ ủ hoai. Không trồng mật độ dày quá, bón phân đạm vừa phải.
+ Khi bệnh phát sinh phun thuốc Validacin, Anvil, Monceren, Carbenzim…

c. Bệnh thối nhũn củ
- Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Erwinia carotovora.
- Triệu chứng, tác hại:
Vết bệnh trên củ lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám, hơi mọng nước. Sau đó vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào trong làm một phần củ bị thối mềm, cắt ngang chỗ thối thấy có dịch nhờn. Cây bị bệnh lá úa vàng và đổ gục. Bệnh tếp tục làm thối củ trong thời gian bảo quản.
- Biện pháp phòng trừ
+ Không trồng củ bệnh. Trước khi trồng nhúng củ vào dung dịch sulfat đồng 0,5%.
+ Bón thêm vôi cho đất, lên luống cao để thoát nước, không trồng mật độ dày quá, bón đủ phân lân và kali.
+ Đào bỏ cây bị bệnh, phun các thuốc Cupremicin, Kasuran.

Sâu bệnh hại Gừng, Nguồn: Tổng hợp.

Kĩ thuật trồng Gừng

1.Thời vụ gừng

Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 1-2) đến cuối vụ xuân (tháng 4-5). Cuối năm khoảng từ tháng 10-11-12 hàng năm ta có thể thu gừng. Thời gian sinh trưởng của gừng từ 8-10 tháng từ từng giống.
2. Đất trồng gừng
Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn, khi trồng thành ruộng, theo luống phải phủ ở giai đoạn đầu, khi cao sẽ không phải phủ luống chỉ tủ gốc. Nên trồng đất có khả năng thoát nước, gừng có thể trồng được ở nhiều đất, song cho năng suất khác nhau tùy thuộc chất đất.
3. Ươm hom giống gừng
Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3-4 mắt, cắt nhẵn, chấm tro bếp ngay để hãm nhựa.
Sau cắt hom 4-6 tiếng: ta xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2-3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần.
Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng (hom già mọc chậm hơn hom bánh tẻ).4. Phân bón cho gừng
Phân chuồng 5-10 tấn/ha, phân lân 80kg/ha, phân kali 100kg/ha, cả 2 được chia đều để bón thúc 2 lần.
Nếu có công ta chia phân chuồng và lân để bón theo hàng và hốc là tốt nhất.
5. Kĩ thuật trồng gừng
- Nên đánh luống: Rộng 1,2-1,5m, cao 35-40cm.
- Hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 20cm
- Mỗi hốc đặt một hom.
- Lấp mùn nhẹ phủ lên, tưới giữ ẩm 1 tuần đầu để cây mọc đều, phủ đất và phủ rơm rồi tưới nước giữ ẩm.
6. Chăm sóc cây gừng
- Sau khi mọc 1 tháng bón thúc đợt 1 (bón ½ đam, ½ kali).
- Sau khi mọc 2-3 tháng bón thúc đợt 2. Bón hết phần đạm, kali còn lại.
7. Thu hoạch gừng
Khi gừng có lá vàng và khô trên 2/3 số là là có thể thu hoạch gừng. Khi thu hoạch chú ý tránh gãy, dập gừng. Kĩ thuật thu tránh gãy là giữ nguyên cả khóm củ gừng ta cuốc gia gốc 20-25cm, sau đó nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, tỉa hết đất để có tảng củ của khóm.

Kỹ thuật trồng Gừng đạt năng suất cao

Kỹ thuật trồng Gừng đạt năng suất cao







Gừng là loại cây rau gia vị được trồng khá phổ biến vì chúng dễ trồng, đa dụng và có hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán, gừng được sử dụng làm mứt. Để đạt năng suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch.



1. Chọn giống

- Chọn giống gừng củ to, già, bóng không khô héo, không nhăn nhúm và không bị sâu bệnh. Muốn gừng lên đều cần ủ giống cho nảy mầm trước khi trồng. Đây là yếu tố quyết định trước tiên đến năng suất gừng. Gừng giống phải được chuẩn bị một tháng trước khi trồng. Đem gừng về để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi tiến hành bẻ hom. Khi bẻ hom giống phải to, nguyên vẹn (từ 40 - 60g). Vì hom giống to mới đủ sức nuôi cây con mạnh khoẻ. Trên mỗi nhánh phải có ít nhất một mắt mầm. Dùng tay bẻ hom chứ không dùng dao, vì khi dùng dao, mầm bệnh sẽ từ củ này lây sang củ kia. Để hạn chế nấm bệnh xâm nhiễm vào củ, sau khi bẻ xong cho gừng vào dung dịch thuốc trừ nấm ngâm khoảng 20 phút sau đó vớt ra rãi chổ khô ráo khoảng 1 tuần rồi tiến hành ủ giống. Gom gừng lại thành đống cao không quá 8 tấc, phủ lên một lớp rơm rồi tưới cho đủ ẩm.



- Chú ý: Khi ủ nên trãi trên nền ủ một lớp tro trấu từ 10-20cm, sau đó mới xếp gừng lên ủ. Tránh để ẩm độ cao quá làm gừng dễ bị thối. Khoảng nữa tháng sau khi ủ, thấy u mầm thì mang đi trồng, không để mầm quá dài sẽ dễ bị gãy trong quá trình vận chuyển ( hom già mọc chậm hơn hom bánh tẻ). Trước khi đem trồng nên loại bỏ ngay những hom mềm, bị thối để tránh lây lan.



2. Đất trồng

Đất trồng gừng phải xốp, đủ ẩm và thoát nước tốt, đất được cày sâu 25 - 30cm, phơi ải, xới cho nhuyễn rồi lên luống. Bón lót trước khi xới đất tạo luống. Khoảng cách mật độ trồng có thể áp dụng một trong khoảng cách sau: 30 x 40cm hoặc 50 x 20 cm ( đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa). Gừng là loại cây ưa sáng nhưng cũng có khả năng chịu rợp. Tuy nhiên, nếu che ánh sáng nhiều quá ( 70 - 80%) thì năng suất giảm rõ rệt.



3. Kỹ thuật trồng gừng

a) Cách đặt hom giống

Do gừng nảy chồi ngang, do đó nên đặt củ xuôi theo hàng trồng để chồi phát triển về bên hàng.



b) Chăm sóc

Trong quá trình phát triển không để gừng thiếu nước sẽ chậm phát triển, kéo dài thời gian sinh trưởng. Gừng là cây rất háo nước nhưng lại không chịu úng, khi bị úng, gừng sẽ dễ bị bệnh thối củ. Vì thế trong mùa mưa, liếp phải thoát nước tốt.



c) Bón phân

Gừng có nhu cầu N, P, K tương đối cao, trong đó nhu cầu về N là nhiều nhất. Lượng phân sử dụng cho 1000 m2: Urea 15 - 20 kg, Super lân 20 - 25kg ; KCL 20 kg và 500kg phân hữu cơ. Phân hữu cơ rất cần thiết cho gừng và là yếu tố quyết định rất lớn đến năng suất. Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma trộn với phân hữu cơ để bón lót có tác dụng rất tốt để hạn chế bệnh thối củ. Bón lót toàn bộ phân lân, ½ phân N và Kali. Khi thấy bụi gừng có 2 - 3 cây con tiến hành bón phân thúc. Không cho phân bám trên lá gừng làm cháy lá. Mỗi tháng làm cỏ và xới xung quanh chống lèn đất.



4. Thu hoạch

Có thể thu hoạch gừng từ 4 tháng trồng trở đi nhưng nếu làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng. Không nên để già quá, gừng cay nhiều nhưng có xơ và cũng không thu non quá củ bị nhăn nhúm, giảm chất lượng.



Kỹ thuật trồng gừng đạt năng suất cao, Nguồn: Sở Nông nghiệp Bến Tre

Kỹ thuật trồng Cải Củ Trắng




Cải củ là loại rau thuộc họ thập tự, dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm. Trồng cải củ nhanh cho thu hoạch, năng suất từ 17 - 30 tấn/ha (tuỳ giống, thời vụ gieo trồng và điều kiện chăm sóc), bán vào các thời điểm giáp vụ rau cho thu nhập cao.

1. Giống
Hiện nay, trên thị trường có các giống cải củ sau: giống cải củ Hà Nội BM, cải củ Thái Bình BM131, cải củ Lệ Chi, cải củ Trung Quốc, cải củ Thái Lan, cải củ 45 ngày… Bà con nông dân có thể chọn trồng một trong các giống trên, lượng hạt giống cần cho 1 ha từ 8 – 12 kg hạt giống

2. Thời vụ
Cải củ có thể trồng được nhiều vụ trong năm: vụ chính gieo hạt tháng 8-9; vụ muộn gieo hạt tháng 10 - 11; vụ xuân hè gieo hạt tháng 2 - 4. Cải củ trồng vụ xuân hè nhanh cho thu hoạch nhất (khoảng 25 - 35 ngày) nhưng cho năng suất thấp.

3. Chuẩn bị đất và gieo hạt
- Cây cải củ cho phần thu hoạch là củ, nên để đạt được năng suất cao cần tạo điều kiện để củ sinh trưởng tốt nhất. Chọn đất thịt nhẹ hoặc cát pha, tơi xốp, nhiều mùn (cây cải củ trồng tốt nhất trên đất phù sa nhiều mùn), cách ly khu vực có chất thải, cách xa đường quốc lộ ít nhất 100 m, không tồn dư hóa chất độc hại và kim loại nặng.

- Đất cày cuốc sâu, để phơi ải ít nhất 1 tuần. Sau đó, làm tơi đất, nhặt sạch cỏ dại và các loại gạch vụn, sỏi, đá. Lên luống: mặt luống rộng 1,2 - 1,5 m; rãnh 30 - 40 cm; độ cao của luống 20 - 25 cm đối với vụ xuân hè hoặc 15 - 20 cm đối với vụ thu đông.

- Gieo hạt: Nếu gieo theo luống thì rải phân bón lót trên mặt luống rồi trộn đều với đất, để 1 - 2 ngày mới gieo hạt. Nếu gieo hàng thì tiến hành rạch hàng cách nhau 25 - 30 cm, bỏ phân vào rạch, lấp đất vài hôm rồi gieo. Gieo hạt xong lấy đất tơi xốp phủ 1 lớp mỏng lên trên, phủ rơm rạ rồi tưới ẩm (đảm bảo độ ẩm đạt 75 - 80%) để hạt nảy mầm tốt.

4. Bón phân
- Lượng phân bón cho 1 ha trồng cải củ như sau: 12 - 15 tấn phân chuồng hoai mục, 30 - 50 kg lân Lâm Thao, 65 - 100 kg đạm urê, 50 - 65 kg kali. Không dùng phân chuồng chưa ủ kỹ để bón cho cây cải củ vì phân chưa hoai sau này bám vào vỏ củ sẽ làm cho củ không được sáng mã.

- Cách bón phân:
+ Bón lót: Trồng cải củ bón phân lót là chính. Bón lót 100% phân chuồng hoai mục, 100% phân lân, 20% phân đạm và 40% phân kali. Phân lót được trộn đều vào đất trước khi gieo hạt 1 - 2 ngày. Bà con cũng có thể sử dụng phân NPK tổng hợp (loại chứa nhiều P2O5) để bón lót thay cho phân đơn.
+ Bón thúc lần 1: Khi cây có 2 - 3 lá thật, tiến hành tỉa thưa lần thứ nhất, rồi bón thúc. Lượng bón: 20% đạm + 20% kali. Cách bón: hoà tan phân với nước rồi tưới đều lên mặt luống.
+ Bón thúc lần 2: Sau lần 1 khoảng 5 - 7 ngày, tỉa cây để lại khoảng cách cây cách cây 15 - 20 cm, sau đó tiến hành bón phân thúc (30% đạm + 20% kali). Rắc đều phân lên mặt luống rồi tưới nước rửa để không cho phân dính vào lá cây.
+ Bón thúc lần 3: Khi củ đang sinh trưởng mạnh (củ to bằng ngón tay cái), bón hết lượng phân còn lại. Cách bón như lần 2.

- Lưu ý: Ngừng bón phân đạm ít nhất 21 ngày trước khi thu hoạch. Bà con nông dân cũng có thể dùng các loại phân bón vi sinh, phân bón qua lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tăng năng suất cây trồng.

5. Chăm sóc
- Tưới nước: Cây cải củ ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng. Do vậy, cần cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh ngập úng gốc sẽ làm ảnh hưởng đến rễ và củ. Cứ 2 ngày tưới 1 lần bằng nước sạch, chỉ tưới lướt chứ không cần tưới đẫm nước.

- Vun xới: Cây cải củ có đặc điểm là khi hình thành củ, củ thường trồi lên mặt luống làm cho vỏ củ sần sùi, không sáng mã. Để cây cải củ có củ to, sáng mã cần phủ rơm rạ ngay từ sau khi gieo để giữ ẩm thường xuyên và tiến hành vun luống kết hợp cới cá lần bón thúc cho cây. Nếu đất bí dí, có thế xới phá váng rồi vun. Khi xới phải nhẹ, nông tay, không xới sát gốc cây làm đứt rễ, cây long gốc kém phát triển hoặc bị chết.

6. Phòng trừ sâu bệnh
- Cây cải củ rất dễ bị rệp và bọ nhảy phá hại, cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời để không làm ảnh hưởng đến năng suất. Có thể sử dụng các loại bẫy bả sinh học và thuốc trừ sâu sinh học để phòng trừ.

- Nếu ruộng trồng cải củ kém thoát nước, bón thúc quá nhiều phân đạm hoặc để cây quá dày, sẽ xuất hiện bệnh thối nhũn. Ngoài ra, cây cải củ thường bị các bệnh lở cổ rễ, phấn trắng và cháy lá gây hại.

- Để hạn chế sâu bệnh hại trên cây cải củ, cần chú ý: Không nên gieo 2 - 3 đợt cải củ và các cây họ cải khác liên tục trên cùng một diện tích; Ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới để phòng trừ; Nồng độ, liều lượng, thời gian cách ly thuốc dùng đúng hướng dẫn trên bao bì gói thuốc.

7. Thu hoạch
- Vụ chính sau khi gieo 60 – 70 ngày cho thu hoạch, năng suất trung bình.

- Vụ muộn phải 80 – 100 ngày mới được thu hoạch, năng suất thân, lá, củ cao nhất.

- Vụ hè chỉ 25 – 35 ngày đã cho thu hoạch nhưng năng suất thấp, củ bé có vị hăng gắt. Cải củ vụ này thường ăn cả lá và củ.

- Những người có nhiều kinh nghiệm trồng cải củ cho biết để có năng suất cao, vụ muộn nên trồng cải củ lai F1, giống này cho củ rất to, trọng lượng củ đạt 300 – 500 g, chịu thâm canh. Về sâu bệnh, kinh nghiệm phòng trừ bọ nhảy hại củ và lá củ cải là trước khi gieo hạt dùng 1 kg thuốc Basudin 10 H cho mỗi sào, rắc và trộn đều trên mặt luống. Nhờ đó mà ấu trùng bọ nhảy sọc cong, sâu xám, dế trũi, mối, kiến hại rễ và củ đều bị tiêu diệt, đảm bảo năng suất cao và chất lượng củ cải khi thu hoạch.

Kỹ thuật trồng cải củ trắng, Nguồn: Khuyến nông Việt Nam.

Kỹ thuật trồng cải xanh

Image Detail

1. Chuẩn bị đất
Cải Xanh trồng được trên nhiều loại đất miễn là tưới tiêu tiêu thuận lợi. Tuy nhiên đất nhiều cát, trồng mùa mưa nhất thiết phải dùng giống chịu mưa và nếu có thể được, nên dùng rơm phủ hoặc lưới nylon che để hạn chế đất cát bắn lên lá và hạn chế sâu bệnh cỏ dại.
Chuẩn bị đất kỹ tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại tàn dư cây trồng vụ trước, nếu có điều kiện phơi khô khoảng một tuần và đảo lớp mặt xuống dưới để thoáng khí cho cây trồng sinh trưởng tốt đồng thời hạn chế các sâu bệnh cư trú trong đất. Khoảng 5-6 tháng một lần nên xử lý đất chống sâu bệnh bằng cách bón 50-60 kg vôi/1.000m2 đất.
Lên líp cao 20-30cm trong mùa mưa để chống rễ không bị úng và lá cũng không bị đất cát dính vào dễ nhiễm các bệnh thối gốc và phỏng lá. Mùa khô lên líp cạn để giữ ẩm cho cây.
2. Thời vụ
Có thể trồng quanh, mùa nắng cần có đủ nước tưới cải phát triển tốt và cho năng suất cao hơn mùa mưa nhưng có nhiều sâu hại cần lưu ý phòng trừ. Mùa mưa (tháng 5-10 dl) khó trồng, cây tăng trưởng kém, dễ bị rách lá nhưng bán được giá cao.
3. Giống
Sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với sản xuất và tiêu thụ. Cải xanh để giống dễdàng trong vụ Đông Xuân từ tháng 10-2 dl, vì vậy nông dân có thể tự túc giống. Do Cải Xanh là cây thụ phấn chéo nên có nhiều dạng hình của thân lá, qua tuyển lựa của nông dân mà giống trồng cũng phong phú, đa dạng ở mỗi địa phương.
* Cải xanh ta: Thời gian từ gieo đến thu hoạch 40-45 ngày, lá xanh vàng, mỏng, cọng nhỏ, bẹ dẹp, năng suất cao và ăn ngon. Giống của Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam, công ty giống Miền Nam.
* Cải bẹ xanh mốc hay cải xanh Tiều: Cây to, lá xánh đậm, bẹ to, tròn, năng suất cao nhưng vị đắng, thích hợp ăn xào hoặc nấu canh, thời gian cho hoạch 40-45 ngày sau khi gieo như Cải Xanh Trang Nông.
4. Gieo cấy
Gieo sạ: Gieo hột trực tiếp ngoài đồng sẽ đở công cấy, nhưng tốn hột giống và công tỉa. Lượng hột gieo sạ cho 1.000 m2 khoảng 500 gram. Hột giống ngâm trong nước sau 3-4 giờ vớt ra để ráo nước ủ ấm một đêm rồi đem gieo hột sẽ nẩy mầm nhanh và đều hơn gieo hột khô. Hột cải nhỏ, muốn gieo cho đều nên chia hột nhiều phần và trộn với bột trắng để dễ điều chỉnh hột gieo. Khi cây con được 10-15 ngày nhổ tỉa chừa khoảng cách 10 x 15 cm. Tưới đẩm liếp trước khi gieo, sau khi gieo rãi lớp tro trấu mỏng phủ hột (mùa mưa nên rãi trấu) và rắc thuốc trừ kiến, các sâu hại khác (sâu non, bọ nhẩy, dế kiến, sên nhớt, ốc nhí). Trên mặt líp phủ lớp rơm mỏng và tưới đủ ẩm.
Gieo cây con: Lượng hột giống cần thiết để đủ cây con cấy trên 1.000 m2 khoảng 100-150 g, gieo trên 70 m2 đất. Liếp ương nơi cao ráo có đầy đủ ánh nắng. Cây con có 3-4 lá thật khoảng 15-20 ngày tuổi đem cấy, mật độ từ 25.000-30.000 cây/1.000 m2. Trồng khoảng cách (15-20 cm) x 15 cm, 1 hốc 1 cây để ruộng thông thoáng hạn chế sâu bệnh. Liếp rộng 1 m cấy được 6-8 hàng cải, cấy dầy, cây cao, thân lá mhỏ, năng suất cao
5. Bón phân chăm sóc
Tổng lượng phân bón cho 1.000 m2 ruộng trồng khỏang 500-1.000 kg phân chuồng (phân heo, gà đã ủ hoai), 10 kg Urea, 10 kg super lân, 5 kg KCl, 10 kg hỗn hợp 16-16-8 và 10 kg DAP.
* Bón lót:
Vườn ươm: lót 2-3 kg phân chuồng hoai mục + 15g phân lân/1m2
Ruộng trồng: Toàn bộ phân chuồng + super lân + 2 kg KCl. Rãi trên mặt liếp và xới trộn đều.
* Bón thúc:
Vườn ươm: Không cần thiết cung cấp phân, nếu cây con phát triển hơi kém có thể tưới thúc nhẹ 1 lần khỏang 10-15 ngày sau khi gieo bằng nước phân hỗn hợp NPK 16-16-8 pha loãng (20-30g/10 lít nước). Cây con 18-20 ngày tuổi có thể cấy, cấy từng đợt riêng cây tốt và xấu để tiện chăm sóc.
Ruộng trồng: Bón phân dựa theo sự sinh trưởng của cây, do Cải Xanh rất ngắn ngày nên chia phân ra nhiều lần tưới sẽ có hiệu quả hơn.

Phân cá ủ pha loãng tưới thêm trong thời gian gần thu họach, có thể sử dụng phân bón lá chừng 2 lần (10-15cc/8 lít nước) trong 1 vụ cải xanh.
6. Quản lý dịch hại
Trên ruộng Cải Xanh thường gặp những dịch hại chủ yếu sau: Bọ nhẩy (Phyllotreta striolata), sâu ăn tạp (Spodoptera litura), sâu tơ (Plutella xylostella), sâu đục ngọn (Hellula sp.), bệnh chết cây con (do Pythium sp., Rhizoctonia sp., Sclerostium sp.), bệnh thối bẹ, Bệnh thối nhũn vi khuẩn (Erwinia carotovora). Việc thực hiện nghiêm chỉnh kỹ thuật canh tác nói trên đã là một phần trong quản lý dịch hại tổng hợp, phần này chỉ nhấn mạnh các biện pháp cần thiết cho quản lý các dịch hại cụ thể.
* Biện pháp canh tác
Luân canh: Để hạn chế các sâu bệnh hại có thể chu chuyển và gây hại nặng, không nên trồng liên tục nhiều vụ cùng họ cải trên cùng một chân đất. Nên luân canh bắt buộc với các cây khác họ như: xà lách, rau dền, mồng tơi hoặc rau gia vị ... tốt nhất nên luân canh với các cây họ hoà thảo như: bắp, lúa nước chẳng hạn.

Thường xuyên tưới đủ ẩm để hạn chế sự phát triển sâu non bọ nhẩy sống ở phần gốc cây dưới đất. Nhưng nếu thấy bệnh phát triển nên hạn chế tưới nước.
Mật độ gieo trồng vừa phải: Không nên trồng quá dầy nhất là trong mùa mưa dễ tạo thuận lợi cho các bệnh phát triển. Trong mùa mưa có thể che lưới thấp để tránh dập nát, tổn thương đến bộ lá
Vệ sinh đồng ruộng: Làm sạch cỏ trong ruộng và cỏ bờ để hạn chế sự cư trú của các sâu bệnh, sau thu hoạch nên gom đốt các tàn dư.
* Biện pháp cơ lý
Thăm đồng thường xuyên nếu thấy xuất hiện các sâu bệnh hại như trứng sâu ăn tạp, sâu tơ, bệnh thối nhũn ... có thể dùng tay bắt giết nhổ bỏ cây bệnh để hạn chế sự lây lan. Các cây, lá bệnh khi nhổ bỏ không vứt ở ruộng và bờ mà cần gom đốt hoặc đào hố chôn có rãi vôi bột khử trùng, hay đem ủ phân đúng kỹ thuật.
* Biện pháp sinh học
Để bảo tồn các loại thiên địch của sâu hại (nhện, ong ký sinh, bọ rùa ăn sâu...) cần hạn chế các loại thuốc phổ rộng. Phòng các loại sâu non bọ cánh phấn nếu xuất hiện nhiều thì ưu tiên sử dụng thuốc vi sinh gốc Bacillus thuringiensis các loại, riêng với bọ nhẩy có thể dùng các loại thuốc thảo mộc Nicotine (nước ngâm thân lá thuốc lá), Rotenone (thuốc cá) phun trừ.
* Biện pháp hóa học
Trừ sâu hại:
Trong vườn ươm cần trừ kiến tha hột giống có thể sử dụng thuốc Basudin 10H (15-20g/10m2).
Để trừ bọ nhẩy có thể xử lý hột giống trước gieo bằng thuốc. Trường hợp bọ nhẩy xuất hiện nhiều trên ruộng có thể dùng thuốc gốc lân hữu cơ kết hợp với gốc cúc tổng hợp theo khuyết cáo.
Trừ bệnh hại:
Để phòng trị các bệnh trước khi gieo nên xử lý bằng một trong các loại thuốc sau đây: Rovral 50 WP, Viben-C 50 WP, lượng dùng 5kg/1kg hột.
Với bệnh chết cây con: Khi phát hiện phun một trong các loại thuốc: Moceren 25 WP (15g/8 lít), Rovral 50WP (20g/8 lít), Ridomil MZ 72 WP (15g/8 lít).
Bệnh thối bẹ: dùng Moceren 25 WP (25g/8 lít), Rovral 50 WP (20g/8 lít), Ridomil MZ 72 WP (15g/8 lít).
Còn một tuần lễ trước khi thu hoạch tuyệt đối không dùng thuốc hoá học chỉ được phép sử dụng thuốc thảo mộc, vi sinh.


Kỹ thuật trồng cải xanh, Khoa Nông nghiệp - Đại học Cần Thơ

Kỹ thuật trồng rau Cần Tây




Rau cần tây là loại rau dùng làm nguyên liệu trong các món xào. Ngoài ra cần tây còn có tác dụng làm thuốc lợi tiểu, chữa bệnh cao huyết áp...

1. Chuẩn bị đất trồng
Rau cần tây rất dễ trồng, có thể sống trên nhiều loại đất (trừ đất phèn, quá mặn). Đất làm kỹ, tơi xốp, thiết kế mương liếp cân đối để chủ động tưới tiêu: mặt liếp rộng 1,2 - 1,5m, cao 20 - 30cm; khi làm đất nên rải (70 - 100kg) vôi bột/1.000m2 để hạn chế nấm bệnh phát triển.

2. Gieo hạt
Nếu chủ động được nước tưới có thể gieo trồng rau cần tây bất cứ mùa nào trong năm. Nên chọn thời tiết mát mẻ để gieo hạt, gieo 1 - 1,2kg hạt/1.000m2. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước ấm khoảng 15 - 20 giờ để hạt hút đủ nước, kích thích hạt nảy mầm, sau đó vớt ra, trộn với tro bếp rải đều trên mặt liếp (mùa nắng có thể gieo hạt khô trộn với tro bếp, đất bột). Gieo xong rải một ít Basudin 10H để trừ kiến, mối tha hạt, rồi phủ liếp bằng rơm rạ hay tro trấu, đất bột và tưới nước thật đẫm.

3. Chăm sóc, bón phân
a) Chăm sóc
- Là cây thân thảo, rau cần tây dễ bị dập nát, nếu gieo hạt phủ rơm rạ tươi, khi cây mọc phải dỡ bớt rơm rạ để cây phát triển, dùng vòi hoa sen lỗ nhỏ tưới nước để cây không bị giập nát và không làm đất bị váng; cần tỉa bớt nếu cây mọc quá dày.

- Rau cần tây là cây ngắn ngày nên ít bị sâu bệnh phá hại, quá trình chăm sóc chỉ cần cung cấp đủ nước, song không quá ẩm hoặc ngập nước, nấm bệnh dễ phát triển làm chết cây. Nếu ruộng rau có sâu bệnh nên dùng thuốc trừ sâu vi sinh để phòng trừ.

- Nên dừng phun thuốc, bón phân trước thu hoạch 7 - 10 ngày để tránh tồn đọng dư lượng thuốc, phân, không gây độc hại cho người tiêu dùng.

b) Bón phân
- Tuỳ theo độ phì nhiêu của đất mà bón phân hợp lý: bón (1 - 1,5 tấn) phân hữu cơ + (15 - 20kg) ure + (15 - 20kg) DAP + 10kg super lân cho 1.000m2; có thể sử dụng các loại phân hỗn hợp có hàm lượng NPK tương ứng.

- Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và 8kg super lân khi làm đất. Sau khi hạt nảy mầm, ngâm 2kg super lân còn lại tưới cho cây để phát triển bộ rễ.

- Bón thúc lượng DAP, ure chia làm 3 lần để bón vào ngày thứ 20, 30, 40 sau khi hạt mọc mầm bằng cách rải đều trên liếp rồi tưới nước. Khi bón phân cần chừa lại một ít ure để pha tưới dặm những nơi cây mọc yếu, lá xanh nhợt nhạt. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK.

Kỹ thuật trồng rau cần tây, Nguồn: Câu lạc bộ Bạn nhà nông.

Kỹ thuật trồng Dừa Dứa chuyên canh sai trái

Lập dừa dứa là tên quen thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam Phước (Châu Thành) đã đặt cho anh Hồ Văn Lập. Bởi, toàn xã chỉ có khoảng 5 ha diện tích trồng dừa dứa, anh Lập là một trong những người đầu tiên của xã đến với mô hình này.


- Theo anh Lập, dừa dứa trồng 27 tháng cho trái, trước khi trồng phải chọn giống kỹ, để phân biệt các loại dừa giống khác, dừa dứa có đặc điểm lá, rễ đều có mùi thơm lá dứa. Vì vậy, khi mua để tránh nhầm lẫn nên vò lá, rễ từng cây một. Ngoài đặc tính nước ngọt thanh chung của dừa, thì dừa dứa còn có đặc tính riêng là hương thơm dứa. Đó cũng là một trong những ưu điểm làm tăng thêm giá trị của dừa dứa.

- Hiện tại, anh có 8.500 m2 đất trồng dừa dứa. Trong đó, dừa hơn 5 năm tuổi đang cho trái ổn định khoảng 6.000m2 đất, còn lại dừa 2 năm tuổi cũng cho những trái đầu tiên. Dừa giống trước đây được anh mua từ Trung tâm giống cây trồng của tỉnh, Trung tâm dừa Đồng Gò.

- Về kỹ thuật trồng dừa dứa anh Lập cho biết cũng không khác gì so với các loại dừa khác. Trong vườn dừa cây nào cũng ngay hàng thẳng lối và cho sai trái do anh Lập trồng khoảng cách là 6,5m x 6,5m (khoảng 250 cây/ha), có hệ thống thoát nước tốt, tùy theo đất cao hay đất thấp mà xẻ mương cho thích hợp. Đối với đất cao mương thoát nước là 1,5m, và rộng hơn đối với đất thấp. Không riêng gì dừa dứa mà hầu hết các loại dừa thường bị bọ dừa, kiến vương, bệnh thối bẹ,… vì vậy phải theo dõi để phát hiện và điều trị kịp thời.

- Bên cạnh đó, để dừa có năng suất cao, độ ngọt và mùi thơm được ổn định còn tùy thuộc vào kỹ thuật chăm sóc, bón phân. Chế độ và cách bón phân cũng tùy vào từng loại đất mà có liều lượng và loại phân thích hợp. Nên sử dụng phân đơn kết hợp với phân hữu cơ trong canh tác dừa để đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố đa trung vi lượng cho dừa, như: đạm, lân, kali, canxi, lưu huỳnh, bo,… nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng. Lượng phân trung bình được anh Lập sử dụng là 1 cây/năm khoảng 1kg urea + 1kg lân nung chảy + 1kg lân super + 1kg kali + 10-20kg phân hữu cơ hoai và ít phân vi lượng khác. Chia thành 6 lần để bón trong năm, cách bón phân là xung quanh gốc, cách gốc khoảng 1-2m. Sau khi bón phân xong, tưới nước cho phân tan, dừa dễ hấp thu. Đó là lượng phân dùng cho dừa lớn, đối với dừa khoảng 2 năm tuổi, lượng phân = 1/2 và cách bón cũng chia đều tương tự.

- Hiện nay, không ít nhà vườn trồng dừa dứa băn khoăn bởi mùi thơm và độ ngọt của nước không ổn định. Anh Lập luôn tự tin về điều này và phấn khởi nói: “Cách bón phân là chia đều thành nhiều lần trong năm, giúp sai trái, duy trì độ ngọt nước và mùi thơm ổn định, đặc biệt giai đoạn cây cho trái, cứ 2 tháng bón phân 1 lần. Đó là một trong những bí quyết thành công”.

- Nhìn bên ngoài, trái dừa dứa cũng không có điểm gì nổi bật so với các loại dừa khác. Vì vậy, anh Lập khuyến cáo nên đến vườn hoặc những nơi bán lẻ có uy tín, đáng tin cậy để mua không bị nhầm. Trong lần đầu tiên thương lái vào vườn mua cũng thử từng cây một để xem có phải dừa dứa không. Từ đó về sau, cứ khoảng 20 ngày thương lái vào tận vườn mua, 1 lần thu hoạch khoảng 500-600 trái, giá 7.000-8.000 đồng/trái vào mùa nắng có khi lên tới 14.000-15.000 đồng/trái không cần phải thử như lần đầu tiên- anh Lập nói.

- Theo tính toán của anh Lập, mỗi cây dừa dứa trung bình cho khoảng 100 trái/năm, chi phí thấp, khoảng 50 ngàn đồng/cây/năm (công chăm sóc, phân, thuốc,…). Người trồng dừa dứa lợi nhuận gấp đôi so với các loại dừa uống nước khác.

- Ngày nay, dừa không còn là cây trồng truyền thống của người dân Bến Tre mà đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực được ngành chức năng quan tâm, đầu tư để khai thác tiềm năng, lợi thế của nó. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) cũng đã triển khai thực hiện dự án: “Du nhập trồng và phát triển 500 ha dừa dứa tại tỉnh Bến Tre” từ năm 2006, giai đoạn đầu là mô hình 50 ha và trong giai đoạn nhân rộng cũng thực hiện thành công được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu dự án “Thực hiện giai đoạn nhân rộng dự án du nhập, trồng và phát triển 200 ha dừa dứa tại Bến Tre” tháng 10/2011.

Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa sai trái, Nguồn: Sở Nông nghiệp Bến Tre.

Kỹ thuật hạn chế Dừa treo


Dừa treo là tên thường gọi của dân trồng dừa cho những tháng có năng suất giảm trong năm, hay còn gọi là mùa nghịch. Là hiện tượng “tự nhiên” đối với cây dừa từ xưa đến nay. Trái với mùa nghịch là dừa mùa.

- Từ xưa, đối với Bến Tre, cây dừa là một loại cây dễ trồng nhất. Cứ để trong mát lên mộng (mầm), đem ra vườn mà trồng, rồi đi làm chuyện khác chờ đến ngày thu hoạch. Thậm chí có vùng dừa Ba Châu (Châu Bình, Châu Hòa, Châu Thới thuộc huyện Giồng Trôm), đất rộng, người thưa, dân trồng dừa có chừng năm - bảy mẫu (hecta) là chuyện bình thường, có người hàng trăm mẫu. Đến kỳ thu hoạch là cho người đến dùng cu-lim (còn gọi là sào giật dừa), có những cây cao phải trèo lên, rồi cứ vậy mà tuông xuống, người đi sau ở dưới gốc lấy chân đá xuống mương hai bên, chờ nước rồng chảy ra, chặn lại phía ngoài cùng, dùng sà no chỉa từng trái vớt lên đem bán.

- Cứ ngày này qua tháng nọ, những trái dừa mắc kẹt trên cạn không trôi ra được, lâu ngày nẩy mầm rồi mộc lên thành cây, không ngay hàng thẳng lối, nên người ta gọi rừng dừa là vậy.

- Chuyện tưới nước, bón phân là xa lạ với cây dừa ở tỉnh này, vài ba năm lấy bùn nhảo dưới mương đem lên tráng một lớp trên mặt vườn là được, nên mùa mưa đậu trái nhiều, còn những tháng nắng trái ít. Dừa có hai mùa là vậy.

- Lúc cho thu hoạch nhiều là mùa thuận hay gọi là dừa mùa, khi trái ít là mùa nghịch còn gọi là dừa treo.

- Ở nước ta, thời gian dừa treo trong năm không giống nhau. Có vùng 5 – 7 tháng, có vùng 3 - 4 tháng. Ở đồng bằng sông Cửu Long phổ biến là hai đến ba tháng, riêng các tỉnh ven biển miền Trung, thời gian dừa cho trái rất ngắn, trong những tháng dừa treo ở vùng này dừa gần như ít trái, thậm chí có cây không còn trái.

- Dừa Bến Tre cho trái quanh năm. Về huyện Mỏ Cày Nam, dừa là cây chủ lực, với diện tích trên 12.000 ha, chiếm gần 70% diện tích đất nông nghiệp của huyện, sản lượng hàng năm trên 90 triệu trái. Vậy mà người dân nơi đây vẫn chưa hài lòng, còn tìm cách tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong vườn dừa, bằng cách trồng xen ca cao, dưới mương nuôi tôm càng xanh, trên bờ nuôi heo, gà thả vườn, hàng năm đem lại thu nhập cả trăm triệu đồng/ha.

- Khai thác nhiều nên đất ngày một cạn kiệt, thời tiết như nắng hạn, nước mặn xâm nhập, sâu bệnh,… làm cho cây dừa càng bị mất sức, cùng với nhận thức và trình độ trồng dừa chưa thích hợp, nên hiện tượng dừa treo luôn là mối quan tâm của người trồng dừa trong huyện. Theo kỹ sư Nguyễn Chánh Bình, làm việc tại trạm khuyến nông khuyến ngư của huyện Mỏ Cày Nam, yếu tố làm ảnh hưởng đến giảm năng suất dừa hàng năm trong huyện, mà nông dân trồng dừa gọi là dừa treo là mật độ trồng quá dày (chỉ có 5 đến 6 m/cây); giống cũng không được chọn lọc kỹ; việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chưa đồng bộ; bọ dừa tấn công trên diện rộng hàng năm; nước mặn, nắng nóng kéo dài; nông dân ít quan tâm đến việc bón phân, tưới nước, nếu có thì không đúng kỹ thuật. Trong khi đó lượng phù sa ngày càng ít đi làm cho đất mất dần độ màu mỡ, mà đòi hỏi của cây dừa ngày một tăng, nên hiện tượng trổ bông mà không đậu trái, rụng trái vào mùa nắng nóng hoặc mưa quá nhiều là không tránh khỏi. Cũng theo kỹ sư Bình, thời điểm dừa treo ở huyện thường vào các tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, một số vùng thiếu nước tưới nhu ở xã Minh Đức thì mùa treo của dừa diễn ra sớm hơn, thường là vào tháng 3 và tháng 4. Giải pháp mà nông dân huyện này thực hiện đạt kết quả, đó là hàng năm bồi bùn vào cuối mùa mưa, bón phân vô cơ. Ngoài ra còn bón phân chuồng ủ hoai, có người còn sử dụng nước xả của hầm biogas tưới lên mặt liếp dừa vào đầu mùa nắng, kết hợp với NPK cũng đem lại hiệu quả cao.

- Đến vườn của các bậc “lão nông” lại càng phong phú vì có những nét riêng. Vườn của ông Nguyễn Văn Lẹ ở xã Tân Hội (Mỏ Cày Nam) xanh tốt lạ thường. Ông có 7 công (7.000 m2) trồng dừa, ông xen 140 cây ca cao. Cứ 15 ngày, ông bơm nước xả từ hầm biogas lên tưới vườn dừa một lần, hàng năm ông không cần phân đạm và lân, chỉ bón 140 kg Kali. Sau một năm làm, ông ngồi nhẫm lại cho đến nay, trung bình mỗi tháng ông thu về trên 900 trái, mùa nghịch được hơn 800 trái, độ chênh lệch giữa hai mùa chưa đến 20%. So với trước khi sử dụng chế độ chăm sóc này, năng suất tăng lên trên 30%. Vườn dừa của các ông Huỳnh Văn Ngưng, Lê Văn Châu, Lê Văn Hùng ở xã Thành Thới A (Mỏ Cày Nam) cũng sử dụng nước xả hầm biogas tưới vườn, nhưng khác hơn ông Lẹ ở chỗ là xẻ rảnh giữa bờ cho nước chảy thấm trong đất, sau một năm thực hiện, sản lượng tăng và chênh lệch năng suất giữa hai mùa giảm rõ rệt, đặc biệt ông còn cho biết “mùa nghịch lại rút ngắn được thời gian, thay vì 3 tháng nay chỉ còn 2 tháng”.

- Việc sử dụng nước thải từ hầm biogas lan sang các lão nông trồng dừa ở huyện Giồng Trôm, nhưng được cải biến thêm. Đến vườn của ông Hồ Văn Thới ở xã Phong Mỹ, trên 4.000 m2 đất của ông không còn chỗ nào trống, tất cả đều hái ra tiền. Bên cạnh trồng dừa ông xen ca cao, nuôi heo. Cái khác của ông là ở chỗ, cũng bồi bùn, cũng tưới nước xả từ hầm biogas, còn việc bón phân vô cơ ông chia ra hàng tháng, ông nói “mỗi tháng dừa ra bông một lần thì cớ sao lại chỉ bón phân ba - bốn lần trong năm?. Vậy là tôi làm, chia phân ra rải hàng tháng, so với năm trước giảm được 10% lượng phân, nhưng sản lượng cũng tăng đều như vậy, mà thời gian dừa treo gần như không còn”. Ông nói tiếp: “Dừa và ca cao mà tưới nước xả hầm bioga luôn xanh tốt mà lại ít bệnh. Mùa nước mặn tôi vẫn tưới, có lẽ giữ độ ẩm thường xuyên, đất vườn có chất hữu cơ, nên nước mặn cũng ít ảnh hưởng đến cây dừa”.

- Vùng nước lợ làm được thì vùng nước ngọt, thậm chí vùng nước mặn cũng làm được, như vườn của ông Nguyễn Thành Long ở xã Tân Phong, huyện Thạnh Phú có 8.000 m2đất trồng dừa, trong đó có 6.000 m2 đất cây cho trái. Quan niệm lúc đầu của ông là trồng dừa cho khỏe, có trái bán và có củi làm chất đốt, nên việc chăm sóc ít được quan tâm, trong năm thường chỉ bón phân từ một đến hai lần, nên dừa trái nhỏ và treo thường xuyên. Lúc khô hạn rụng bông, khi mưa dầm thì rụng trái. Vài năm nay dừa có giá, ông quay lại chăm sóc cây dừa, từ học hỏi trong một lần đi đám giỗ nhà bà con ở Mỏ Cày Nam, ông về làm sau hai năm, dừa ông lại cho trái. Tôi hỏi, ông nói hiện tượng dừa của ông rụng trái giảm được trên 70%, còn thu nhập trên 6 công đất, tháng rồi được 7 triệu đồng, còn chi phí chưa tới 2 triệu trong năm”. Tất nhiên, ông có quên nhớ trong việc tính toán này, nhưng hạn chót, với giá dừa như một năm nay, ông có lời từ 6 công đất trồng dừa không dưới 50 triệu đồng.

- Thị trường dừa Bến Tre nói riêng, cả nước nói chung đang xô đẩy trái dừa chạy lòng vòng, trong khi nhà máy lại khang hiếm nguyên liệu, đôi lúc phải nằm chờ thấy mà thương. Diện tích dừa Bến Tre hiện có trên 46.000 ha và cũng đang đối mặt với hiện tượng dừa treo. Một phép tính đơn giản, nếu nhân được các điển hình này ra diện rộng, thì sản lượng dừa của Bến Tre chắc chắn sẽ tăng lên hàng tháng, ít nhất cũng không dưới 10% sản lượng. Tăng được 10% sản lượng, nghe như nhỏ, nhưng nếu có được sẽ nuôi sống một cách đàng hoàng cho một nhà máy chế biến hiện có tại Bến Tre. Đi kèm với việc thâm canh tăng thu nhập trên một diện tích cây trồng, cùng với cải tạo dần giống dừa mới có năng suất và chất lượng cao hơn, thì không chỉ dân trồng dừa, mà nền công nghiệp chế biến từ dừa ở Bến Tre sẽ bớt đi cái khổ. Từ Bến Tre, nhìn về cây dừa cả nước sẽ là một bức tranh sáng không xa và không lâu. Bến Tre đã có dự án mở rộng diện tích vườn dừa và nâng cao chất lượng cây dừa, nghĩa là tầm đã có, vấn đề hiện nay chỉ còn là ở chỗ tận tâm và tận lực.

Kỹ thuật hạn chế dừa treo, Nguồn: Sở Nông nghiệp Bến Tre