Thursday, March 8, 2012

Kỹ thuật canh tác cây xà lách

 
Xà lách
Cây xà lách
1) Cây con: Cây con đựơc ươm trong vỉ ươm khoảng 25 ngày thì đem trồng. Gieo trong vỉ ươm có ưu điểm là khi tròng cây con phục hồi nhanh, rút ngắn thời gian trên đồng ruộng.
2) Kỹ thuật trồng và chăm sóc
-Mật độ trồng: 9000-10. 000 cây /1000 m2
-Xử lý đất và màng phủ: Trước khi trồng xử lí đất bằng sulfat đồng +bón vôi bột, sau đó lên liếp, tưới nước và dùng màng phủ nông nghiệp (nếu màng cũ phải được xử lý bằng Bocdo) phủ lên liếp sau 3-5 ngày dùng lon có chứa than để đục lỗ theo khoảng cách định trước rồi tiến hành trồng. Qua thử nghiệm cho thấy cây con mới trồng trên liếp có phủ màng phủ nông nghiệp thời gian hồi xanh lâu hơn cây trồng trên liếp không phủ màng phủ nông nghiệp nhưng khi cây đã phục hồi thì những liếp có phủ màng, cây phát triển rất tốt, lớn nhanh, ít sâu bệnh, đất giữ nhiệt và ẩm độ tốt hơn, cỏ dại không phát triển được.
-Tưới nước: Áp dụng phương pháp tưới phun mưa hoặc tưới nhỏ giọt.
Ưu điểm của tưới phun và nhỏ giọt: tiết kiệm được nước, tận dụng tối đa phân bón, kiểm sóat được ẩm độ. hiện nay tưới tràn, tưới phun ít sử dụng vì cây phát triển kém, hao tốn nước, phân bón thất thóat nhiều, pH đất giảm.
-Phòng trừ sâu bệnh: Ưu tiên thuốc BVTV có nguồn gốc vi sinh, thuốc có thời gian phân giải nhanh, phun thuốc đúng liều lượng khuyến cáo thời gian cách ly tối thiểu bằng thời gian khuyến cáo trên nhãn thuốc, khi kiểm định dư lượng thuốc trong rau phải trong ngưỡng cho phép.
-Thời gian quay vụ 6 lần/ năm
-Thời gian thu hoạch: Sau khi trồng 25-30 ngày thì thu hoạch
-Doanh thu: 15. 000. 000 -16. 000. 000 đồng /1000 m2
-Lợi nhuận: 7. 000. 000-8. 000. 000 đồng /1000 m2
Cải Bông Xanh /Broccoli
Phương pháp bố trí vườn: chia 3 khu
+khu để và chế biến vật liệu trồng
+khu ưom cây con
+Khu sản xuất rau
* Kỹ thuật trồng
-Mùn đem về được đo và sử lý pH thích hợp sau đó trộn vôi bột, phân chuồng và NPK, đem rải trên liếp.
-Tuổi cây con được 4 tuần tiến hành trồng
-Từ trồng đến thu hoạch 2-2,5 tháng, có thể thu hoạch kéo dài trong 2 tuần
-Mật độ 40cm x40 cm (4000 cây/1000m2).
-Kỹ thuật trồng lên liếp – vun gốc.
-Sau trồng một tuần bón supelân +urê ít. bón gần gốc, bón nhẹ.
-20 ngày bón phân vi sinh +NPK kết hợp làm cỏ vun gốc
* Vườn sản xuất rau hữu cơ: Không được dùng bất cứ loại gì là hoá học.
Phương pháp này được trồng trong nhà có mái che và trồng trên giá thể để hạn chế sự phá hại của sâu bệnh và côn trùng.
Môi trường gieo trồng là mùn cưa +phân hoai mục. Chất lượng và hương vị rau được quyết định bởi môi trương dinh dưỡng, sử dụng nguồn nước sạch để tưới và tưới phun mưa (vòi tưới là loại bet nhỏ).
Hạt giống: phải nhập, các giống sản xuất sau 3 năm phải làm text lại.
Bảo quản rau: Rửa sạch rau trong nước đá lạch để giảm nhiệt độ của lá, cố định chất dinh dưỡng trong lá sau đó đưa vào kho lạnh.
-Sản xuất rau hữu cơ đựơc trồng trên giàn cao, giàn có 4 tầng, 3tầng ở trên dùng để sản xuất rau hữu cơ, tầng cuối cùng trồng an toàn rau sản xuất theo phương pháp này không sử dụng phân bón thông thừơng mà dinh dưỡng dùng cung cấp cho cây là rong biển, nước chiết thịt bò
-Môi trường trồng rau hữu cơ phải nhẹ như tro sơ dừa, chất hữu cơ, mùn cưa.
-Nguồn nước tưới phải sạch vi sinh vật.
-Sử dụng hệ thống tưới phun (dùng bet nhỏ).
-Hệ thống đèn chiếu bổ sung những tầng dưới thấp, tùy phương thức trồng thiết kế vườn trồng phù hợp như xà lách, ợt khi gieo phủ, khi nẩy mầm dỡ ra.
Sản xuất khoai tây bằng nuôi cấy mô
Nhân giống từ đỉnh sinh trưởng, đài hoa, lá, hạt,…
Tạo cây mô: Cây mô chủ yếu được dùng để nhân giống
Khoai tây đựơc tách đỉnh sinh trưởng đưa vào ống nghiệm có chứa môi trường MS có chứa chất kích thích sinh trưởng để nuôi cấy, sau khi cây phát triển thành cây hoàn chỉnh thì đem cấy chuyền bằng cách cắt từng đoạn thân dài 1-1,5 cm có chứa 1 lá để nuôi cấy trong ống nghiệm khi phát triển thành cây thì đem tập nắng 10-15 ngày sau đó trồng trong chậu, chăm sóc 10-15 ngày có thể cắt chồi làm mạ giống. Tốc độ nhân trong 1 năm có thể đạt 106 cây con.
Nhà mạ:
1/ Nhà mạ cấp một:
Nhà kính điều kiện tốt, môi trường để ươm mạ giống cấp 1 gồm đất, phân hữu cơ tỷ lệ 1:1 đã được khử trùng bằng fotmon, hơi nước, cây con được ươm trong nhà này gọi là mạ cấp một.
2/ Nhà mạ cấp hai:
Điều kiện không nghiêm ngặt bằng nhà mạ cấp một, cây con được ươm trong bầu đất, bầu ươm cây con được quấn bằng lá chuối, đường kính 1-1,5 cm, môi trường gồm đất và phân hữu cơ sau khi ươm 14-15 ngày thì có thể đem trồng và sau 4 tháng cho thu hoạch.
-Giống khoai tây O7, vỏ màu hồng, trồng 3 tháng thu hoạch.
-Giống khoai tây PO3, vỏ trắng, kích thước nhỏ, trong vườn ươm thường có bệnh héo tươi nên xử lý đất kỹ.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1) Thời vụ trồng: khoai tây ở Đà Lạt được trồng quanh năm nhưng vụ tháng 9-10 là cho năng suất cao nhất và có thể trồng bằng củ, bằng cây cấy mô, bằng hạt. Thời gian sinh trưởng của khoai từ 90-100 ngày, năng suất từ 20-30 tấn/ ha
2) Làm đất, lên liếp:
-Mùa nắng: Trồng luống chìm, khi trồng thì cào đất trong luống ra tạo thành luống chìm.
-Mùa mưa: trồng luống nổi.
3) Mật độ trồng: tùy theo mùa, mùa mưa trồng thưa, mùa nắng trồng dày nhằm tránh rửa trôi và bốc thóat hơi nước.
4) Phân bón: Bón phân 5 đợt, đợt đầu bón sau khi trồng được 10 ngày và kết thúc đợt bón cuối cùng sau khi trồng 40 ngày.
5) Phòng trị bệnh:
-Bệnh do vi khuẩn: Không có thuốc trị.
Biện pháp phòng bằng cách sử dụng giống kháng, chọn giống trên những ruộng không có mầm bệnh, vệ sinh đồng ruộng.
-Mùa mưa thường bị bệnh mốc sương do nấp phytopthora gây ra nên phải xịt thuốc định kỳ.
-Mùa khô: Bị bệnh đốm vằn và ruồi đục lá, ngoài ra còn bị sâu xanh hại lá.
Phân biệt khoai tây trồng bằng cây mô, bằng củ và bằng hạt: Ruộng cây trồng bằng cây mô đồng đều hơn trồng bằng củ và bằng hạt, cây bằng hạt những lá dưới gốc chưa chia thùy, cây trồng bằng củ thân cây mập phân nhánh nhiều.
Cà tím (Cà nâu).
-Giống:
Nên trồng cà tím địa phương năng suất cao và chống bệnh khá. Có thể trồng giống Thán Lan (màu tím đậm), tuy bị nhiễm bệnh nhiều hơn.
Cà tím được gieo qua liếp ươm, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng.
Lượng hạt giống để trồng cho 1.000 m2: 30-40 gram, hạt cần được sử lý trước khi gieo bằng nước nóng 54oC hoặc bằng một trong các loại thuốc: Rovral, Aliette, Zineb...
- Thời vụ:
+Vụ Đông xuân có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 dương lịch năm sau.
+Vụ Hè thu có thể trồng từ tháng 4 đến tháng 7.
Lưu ý:
Vụ Hè thu nên tránh trồng vào tháng 5,6 vì thường bị sâu đục quả gây hại nặng. Vụ Đông xuân không nên trồng vào tháng 12,1 vì củng thường bị sâu đục quả gây hại vào thời gian thu hoạch.
- Chuẩn bị đất:
Cà tím đòi hỏi đất phải tơi xốp, nhiều mùn và dễ thoát nước. Nên phơi ải đất vài tuần trước khi trồng.
Đất cần được xử lý bằng vôi và tro bếp, lượng bón 50 kg vôi, 60 kg tro bếp cho 1.000 m2.
Liếp ươm củng như liếp trồng cần được vun cao 20-25 cm, vụ đông xuân có thể không cần lên liếp.
Không trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng một chân đất và không được trồng cà tím trên đất đã trồng các loại cây họ cà: Ớt, cà chua, thuốc lá... nên luân canh với các loại cây trồng họ khác.
- Khoảng cách trồng:
Trên liếp ươm nên gieo hàng với khoảng cách 4 cm x 4 cm.
Trên liếp trồng 1 hàng, hàng cách hàng 1m, cây cách cây 60 cm. Mùa mưa có thể trồng thưa hơn.
Có thể trồng xen với cây tỏi hoặc các loại cây rau khác họ, ngắn ngày, vào giữa 2 hàng cà tím.
- Bón phân: (Tính cho 1.000 m2).
+Bón lót: Phân chuồng hoai mục 3-4 tấn, Super lân 35-40kg, có thể bổ sung thêm Urê 5-6kg, KCl 3-4kg.
+Bón thúc:
· Lần 1 (7-8 ngày sau khi trồng): urê 5-6kg; KCl 3-4kg; 20kg NPK (16-16-8).
· Lần 2 (25-30 ngày sau khi trồng): urê 7-8kg; KCl 4-5kg; 20kg NPK (16-16-8).
· Lần 3 (45-50 ngày sau khi trồng): urê 8-10kg; KCl 5-6kg; 20kg NPK (16-16-8).
Nên bón thúc thêm vào sau thu hoạch đợt quả đầu tiên urê 5kg, KCl 5kg và khoảng 10kg phân NPK (16-16-8)
- Phòng trừ sâu bệnh:
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như: Vệ sinh đồng ruộng, luân canh với cây trồng khác họ cà, lưu ý việc sử dụng thuốc đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả cao.
Cần chú ý các loại sâu, bệnh hại chính sau đây: Sâu đục trái, rầy xanh, rầy trắng, bọ trĩ, sâu đo xanh, bệnh héo rũ, bệnh phấn trắng, bệnh thối trái.
+Đối sâu đục trái: Phun thuốc vi sinh, một trong các loại thuốc nhóm BT (Dipel, Biocin...), dùng luân phiên với thuốc hóa học như: Match, Pegasus,... Có thể dùng chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc (Rotenone).
+Đối với rầy xanh, rầy trắng: Dùng một trong các loại thuốc: Actara, Trebon ...
+Đối với các bệnh: Nên phun các loại thuốc: Top, Thio-M, Ridomil MZ, Score, Validacin ...
Lưu ý: Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo nguyên tắn tắc “4 đúng“ là: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách, đồng thời đảm bảo thời gian cách ly.
- Thu hoạch: Cứ 3-4 ngày thu một lứa quả, kết hợp ngắt bỏ các quả bị sâu đục.
Cải bắp, cải bông
- Giống:
Các giống đang phổ biến hiện nay:
+Cải bắp: KK Cross, NS Cross trồng chính vụ, Summer, A76 trồng trái vụ.
+Cải bông: Các giống con voi, Trái bầu 75,T6 (Tropical).
Có thể nhân giống bằng hai cách:
Nhân giống vô tính:
Lấy chồi 3 – 4 lá, tách giâm khi ra rễ lá mới đem trồng.
Muốn có số lượng giống nhân vô tính nhiều thì ngắt đọt cho nhẩy chồi rồi tách đem giâm tiếp.
Nhân giống hữu tính:
Từ gốc đã thu hoạch để ra bông lấy hạt. Thường ở nước ta ít để giống được bằng hại vì nhiệt độ cao không thích hợp.
Gieo hạt:
+Cần xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại Rovral, Benlate C, Aliette để phòng bệnh chết cây con và các bệnh khác (5g thuốc/ 100g hạt giống).
+Gieo hạt giống qua liếp ươm: 35-40g hạt cho cây con đủ trồng 1.000m2. Có thể gieo bầu đất: 2 hạt/ bầu. Tuổi cây con: 25-30 ngày, tương đương 5-6 lá thật. Trước khi nhổ cấy cần tưới ướt đất bằng phân DAP pha loãng: 30g/10 lít nước.
Nếu cây con có sâu tơ thì phun thuốc Biocin, Delfin,...
- Thời vụ: Thời vụ gieo trồng thích hợp nhất là từ tháng 10, 11 đến tháng 3,4 dương lịch năm sau. Cần sắp xếp hợp lý để tránh 2 lứa sâu tơ rộ vào tháng 12 và cuối tháng dương lịch.
- Chuẩn bị đất:
Bắp cải và bông cải thích hợp với đất thịt nhẹ, cao ráo, dễ thoát nước. Đất cần được phơi ải và cày bừa kỹ trước khi gieo trồng.
Đồng ruộng cần được dọn sạch tàn dư cây trồng, rải vôi bột để hạn chế nguồn bệnh hại (100kg cho 1.000 m2 đất).
Liếp rộng 80-100 cm, cao 20 cm. Mùa mưa cần che phủ đất bằng rơm hoặc màng phủ nylon để tránh đất cát bám lên cây làm cây bị nhiễm bệnh và hạn chế cỏ dại.
- Khoảng cách trồng: Trồng 2 hàng trên liếp, khoảng cách 60 x 50 cm.
- Bón phân (Tính cho 1.000m2).
+Bón lót: Phân chuồng hoai mục: 2-2,5 tấn, super lân: 25 kg, KCl: 5kg.
+Bón thúc:
· +Lần 1: 8-10 NST hòa 5kg urê tưới.
· +Lần 2: 22-25 NST bón urê: 10kg; 20kg NPK (16-16-8).
· +Lần 3: 40 NST bón urê: 5kg; KCl: 5kg.
Riêng cải bông phải bón trước khi thu hoạch ít nhất 7-10 ngày. Bón phân qua tán lá hoặc giữa hàng cây kết hợp xới xáo, làm cỏ.
-Lưu ý: Nếu dùng phân bón lá thì rút bớt số phân bón thúc.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Áp dụng các biện pháp tổng hợp như: Vệ sinh đồng ruộng, luân canh với cây lúa nước, thường xuyên thăm đồng,ngắt ổ trứng và bắt sâu khoang tuổi nhỏ, nhổ bỏ cây bị thối nhũn...có hiệu cao trong phòng ngừa sâu, bệnh hại cải bắp, cải bông.
+Các loại sâu gây hại chính là: Sâu tơ, sâu khoang, rầy mềm,...
+Các loại bệnh chính là: Bệnh chết rạp cây non, bệnh thối nhũn.
Khi sâu, bệnh có mật số cao có khả năng gây hại, dùng thuốc bảo vệ thực vật như sau:
+Đối với sâu hại:
Sâu tơ: Dùng các loại chế phẩm có nguồn gốc BT như Delfin, Dipel, Xentari, Biocin... hoặc dùng các thuốc khác như: Success, Ammate, Orthene. Lưu ý dùng luân phiên các loại thuốc.
Sâu khoang: Có thể dùng thuốc Match, Pegasuu, Success, Secsaigon. Dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV,Vi-BT, hoặc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem.
Rầy mềm bắp cải: Có thể dùng thuốc Trebon, Actara, Ofunack, Tango, Confidor,...
+Đối với bệnh hại:
Bệnh chết cây con: Khi xuất hiện thì phun một trong các loại thuốc sau: Rovral, Benlate C, Ridomil MZ, Validacin...
Bệnh thối nhũn vi khuẩn: Dùng các loại thuốc như Kasuran, Kasumin, Poner,...
- Thu hoạch:
Cải bắp: Sau khi trồng khoảng 60-65 ngày là có thể thu hoạch
Cải bông: Sau 45-50 ngày, thu những bông vừa ngả màu nhạt hay các tai bông phía ngoài bắt đầu xòe rộng.
Cải ngọt, cải xanh
- Giống:
Mùa khô có thể sử dụng một số giống nhập của Tung Quốc và Thái Lan, mùa mưa giống TG1.
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc Rovral, Aliette hoặc Benlate C (5g cho 100 hạt giống).
Gieo qua liếp ươm: 20g hạt giống đủ trồng cho 100 m2, tuổi cây con 18-19 ngày. Có thể gieo hạt giống trực tiếp rồi tỉa dần: 40g cho 100 m2 (nếu gieo theo hàng), 60g hạt cho 100 m2 nếu gieo vãi. Sau khi gieo phủ 1 lớp đất mỏng đã trộn phân chuồng hoai, phủ 1 lớp rơm mỏng. Mùa khô cần tưới đủ ẩm .
Trước khi nhổ cây con đem trồng cần tưới ướt đất bằng phân DAP pha loãng (30g/10 lít nước).
- Thời vụ:
Cả 2 loại cải có thể trồng quanh năm, nhưng trong mùa khô cho năng suất cao hơn. Nếu trồng trong tháng 12 đến 1 năm sau cần theo dõi chặt chẽ sâu hại để phòng trừ kịp thời. Mùa mưa làm giàn che để bảo vệ cây tránh dập lá.
- Chuẩn bị đất:
Có thể trồng cải ngọt, cải xanh trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là được tưới tiêu tốt. Đất cần được phơi ải 8-10 ngày trước khi lên liếp.
Liếp rộng 80-100 cm, cao 10-15 cm, mùa mưa lên liếp cao, khoảng 20cm. Nên sử lý đất trước khi gieo trồng bằng cách bón vôi bột 5-6kg hoặc 100g Vimoca cho 100 m2 hoặc dùng Sincocin để trừ tuyến trùng.
Mùa mưa cần che phủ đất bằng rơm hoặc nylon để hạn chế cỏ dại và tránh đất cát bám lên cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh.
Không nên trồng liên tục nhiều vụ rau có cùng họ cải trên cùng một chân đất.
- Khoảng cách trồng: Tùy theo mùa vụ và giống có thể trồng khoảng cách 15 x 15cm hoặc 15 x 20cm.
- Bón phân (Tính cho 1.000m2):
+Bón lót: Phân chuồng hoai mục: 1,3-1,5 tấn, Super lân 15kg, KCl: 30kg, vôi: 100kg.
+Bón thúc:
· +Lần 1: Sau 8-10 NST phân urê hòa nước tưới khoảng 5kg.
· +Lần 2: Sau 13-15 NST dùng 2kg NPK (16-16-8) hòa 40 lít nước tưới cho cải.
Chú ý: Cần giảm bớt lượng phân đạm khi gần thu hoạch. Ngưng bón phân đạm trước khi thu hoạch 5-7 ngày.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bọ nhảy có hiệu quả cao như vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, che phủ bạt nylon, luân canh với cây trồng khác họ cải.
-Một số sâu bệnh hại chính trên cây cải ngọt-cải xanh như: Bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh da làng, ruồi đục lá, bệnh chết cây con, bệnh thối nhũng vi khuẩn.
-Trong mùa mưa nên trồng trong nhà lưới giúp cho cây có khả năng chống bệnh tốt hơn.
-Khi sâu bệnh có mật số cao có thể gây hại dùng thuốc bảo vệ thực vật như sau:
+Đối với bọ nhảy: Dùng chế phẩm nhóm BT có hiệu quả cao, hoặc có the73 dùng các loại thuốc Success, Pegasus, Ammate,...
+Đối với sâu khoang: Có thể dùng thuốc có gốc Pyrethroid như SecSai gon, Decis. Dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT, hoặc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem.
+Đối với sâu tơ: Dùng các loại chế phẩm có nguồn gốc BT như Delfin, Dipel, Aztron, Biocin... hoặc dùng các thuốc Success, Ammate, Sec Saigon, Orthene. Lưu ý dùng luân phiên các loại thuốc.
+Đối với ruồi đục lá: Có thể dùng thuốc như: Match, Vertimec, Trigard,...
+Đối với bệnh: Bệnh chết cây con, thối bẹ có thể dùng Validacin, Ridomil MZ, Dithan M-45. Bệnh thối nhũn dùng các loại thuốc như Kasuran, Kasumin, Poner, BAH,...
- Thu hoạch:
Thời điểm thu hoạch khi cây đủ tuổi, bảo đảm thời gian cách ly của thuốc trừ sâu bệnh.

No comments:

Post a Comment